Khi phát hiện vi phạm nội quy đi tàu thì lực lượng bảo vệ trên tàu có được lập biên bản xử lý luôn không?
- Tổ chức của lực lượng bảo vệ trên tàu có phải do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt thành lập không?
- Lực lượng bảo vệ trên tàu thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi nào?
- Khi phát hiện vi phạm nội quy đi tàu thì lực lượng bảo vệ trên tàu có được lập biên bản xử lý ngay lập tức không?
Tổ chức của lực lượng bảo vệ trên tàu có phải do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt thành lập không?
Tổ chức của lực lượng bảo vệ trên tàu có phải do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt thành lập được quy định tại Điều 3 Nghị định 75/2018/NĐ-CP như sau:
Tổ chức của lực lượng bảo vệ trên tàu
1. Tổ chức của lực lượng bảo vệ trên tàu do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt quyết định thành lập để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ trên tàu.
2. Lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ trên tàu được tổ chức thành các Đội, Tổ bảo vệ phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì tổ chức của lực lượng bảo vệ trên tàu có do doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt thành lập.
Khi phát hiện vi phạm nội quy đi tàu thì lực lượng bảo vệ trên tàu có được lập biên bản xử lý luôn không? (Hình từ internet)
Lực lượng bảo vệ trên tàu thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi nào?
Lực lượng bảo vệ trên tàu thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi được quy định tại Điều 5 Nghị định 75/2018/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ của lực lượng bảo vệ trên tàu
1. Xây dựng kế hoạch, đề xuất, kiến nghị các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự trên tàu với doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt.
2. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi sau đây:
a) Đe dọa an toàn chạy tàu;
b) Ném các vật từ trên tàu xuống;
c) Làm hư hỏng trang thiết bị đoàn tàu, mất vệ sinh trên tàu;
d) Gây rối trật tự công cộng trên tàu;
đ) Đe dọa sức khỏe, tính mạng của hành khách và người đi tàu;
e) Trộm cắp tài sản của hành khách, nhân viên đường sắt, doanh nghiệp, hàng hóa, hành lý vận chuyển trên tàu;
g) Các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng chống cháy nổ trên tàu;
h) Các hành vi vi phạm pháp luật khác ở trên tàu.
3. Phối hợp với các cơ quan, lực lượng chức năng trong việc thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người thuê vận tải và hành khách đi tàu. Hướng dẫn người thuê vận tải, hành khách đi tàu tham gia bảo vệ an ninh, trật tự trên tàu;
...
Theo quy định của pháp luật thì Lực lượng bảo vệ trên tàu thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi như sau:
- Đe dọa an toàn chạy tàu;
- Ném các vật từ trên tàu xuống;
- Làm hư hỏng trang thiết bị đoàn tàu, mất vệ sinh trên tàu;
- Gây rối trật tự công cộng trên tàu;
- Đe dọa sức khỏe, tính mạng của hành khách và người đi tàu;
- Trộm cắp tài sản của hành khách, nhân viên đường sắt, doanh nghiệp, hàng hóa, hành lý vận chuyển trên tàu;
- Các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng chống cháy nổ trên tàu;
- Các hành vi vi phạm pháp luật khác ở trên tàu.
Khi phát hiện vi phạm nội quy đi tàu thì lực lượng bảo vệ trên tàu có được lập biên bản xử lý ngay lập tức không?
Khi phát hiện vi phạm nội quy đi tàu thì lực lượng bảo vệ trên tàu có được lập biên bản xử lý được quy định tại Điều 6 Nghị định 75/2018/NĐ-CP như sau:
Quyền hạn của lực lượng bảo vệ trên tàu
1. Kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở người thuê vận tải, hành khách đi tàu chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt và nội quy đi tàu của doanh nghiệp.
2. Kiểm soát người lên xuống tàu, kiểm tra hàng hóa, hành lý vận chuyển trên tàu. Trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy đi tàu thì thông báo ngay cho Trưởng tàu để xem xét lập biên bản xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Bắt người phạm tội quả tang và thông báo ngay cho Trưởng tàu để lập biên bản vi phạm, bàn giao cho cơ quan Công an, hoặc Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân khi tàu dừng tại ga gần nhất để xử lý theo quy định của pháp luật. Trường hợp có lực lượng công an đang làm nhiệm vụ trên tàu thì bàn giao cho lực lượng công an xử lý.
4. Tham gia xác minh những vụ việc xảy ra ở trên tàu theo yêu cầu của doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
5. Không được lợi dụng danh nghĩa lực lượng bảo vệ trên tàu để thực hiện hành vi trái pháp luật và xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Theo quy định của pháp luật thì khi phát hiện vi phạm nội quy đi tàu thì lực lượng bảo vệ trên tàu phải thông báo ngay cho Trưởng tàu để xem xét lập biên bản xử lý theo quy định.
Như vậy, khi phát hiện vi phạm nội quy đi tàu thì lực lượng bảo vệ trên tàu không được lập biên bản xử lý ngay lập tức.
Trần Xuân Hùng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lực lượng bảo vệ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quy chế văn hóa doanh nghiệp? Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam là ngày mấy? Mục đích tổ chức Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam?
- Giá điện năng thị trường là gì? Giá thị trường áp dụng cho đơn vị phát điện trực tiếp giao dịch quy định như thế nào?
- Mẫu lời chúc Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 theo môn học dành cho tặng thầy cô giáo? Được tặng tiền ngày 20 11 thì thầy cô giáo xử lý thế nào?
- Bão số 7 là gì? Bản tin bão số 7 trên Biển Đông ban hành khi nào? Dự báo về ảnh hưởng của bão số 7 trên Biển Đông như thế nào?
- Tiêu chí xếp loại chất lượng công chức thuộc Bộ GDĐT ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024?