Khi sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì doanh nghiệp sẽ có những quyền và trách nhiệm gì? Doanh nghiệp đầu tư cho khoa học và công nghệ bằng những nguồn nào?

Cho hỏi: Khi sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì doanh nghiệp sẽ có những quyền hạn và trách nhiệm gì? Doanh nghiệp đầu tư cho khoa học và công nghệ bằng những nguồn nào? Căn cứ pháp lý đầy đủ giúp tôi! Câu hỏi của Minh Cường (Gia Lai).

Khi sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì doanh nghiệp sẽ có những quyền hạn và trách nhiệm gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 05/2022/TT-BKHCN như sau:

Quyền hạn và trách nhiệm của doanh nghiệp
1. Có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng quỹ đúng mục đích theo quy định tại khoản 3 Điều 63 Luật Khoa học và Công nghệ.
2. Thông báo việc thành lập Quỹ cho cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký nộp thuế trong vòng 30 ngày kể từ ngày thành lập Quỹ.
3. Xây dựng, phê duyệt và gửi Quy chế đề xuất, xác định nhiệm vụ, tổ chức thực hiện và đánh giá nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của doanh nghiệp (sau đây gọi chung là Quy chế khoa học và công nghệ của doanh nghiệp), Quy chế chi tiêu, sử dụng Quỹ cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp cùng thời điểm nộp báo cáo trích, sử dụng Quỹ trong kỳ trích lập đầu tiên theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ (sau đây viết tắt là Nghị định số 95/2014/NĐ-CP).
4. Báo cáo trích lập, điều chuyển và sử dụng Quỹ gửi về các cơ quan theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 11 Nghị định số 95/2014/NĐ-CP.

Như vậy, doanh nghiệp khi sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ sẽ có những quyền hạn và trách nhiệm sau đây:

(1) Có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng quỹ đúng mục đích theo quy định tại khoản 3 Điều 63 Luật Khoa học và Công nghệ 2013.

(2) Thông báo việc thành lập Quỹ cho cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký nộp thuế trong vòng 30 ngày kể từ ngày thành lập Quỹ.

(3) Xây dựng, phê duyệt và gửi Quy chế đề xuất, xác định nhiệm vụ, tổ chức thực hiện và đánh giá nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

Xây dựng, phê duyệt và gửi Quy chế chi tiêu, sử dụng Quỹ cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp cùng thời điểm nộp báo cáo trích, sử dụng Quỹ trong kỳ trích lập đầu tiên theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 95/2014/NĐ-CP.

(4) Báo cáo trích lập, điều chuyển và sử dụng Quỹ gửi về các cơ quan theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 11 Nghị định 95/2014/NĐ-CP..

Khoa học và công nghệ

Khoa học và công nghệ (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp đầu tư cho khoa học và công nghệ bằng những nguồn nào? Việc trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được quy định ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 95/2014/NĐ-CP như sau:

Nguồn đầu tư của doanh nghiệp cho khoa học và công nghệ
1. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
2. Các nguồn vốn hợp pháp của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó tại Điều 9 Nghị định 95/2014/NĐ-CP như sau:

Trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp nhà nước hàng năm phải trích từ 3% đến 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp ngoài nhà nước được quyền trích từ thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp một tỷ lệ hợp lý, tối đa 10% để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
3. Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định khuyến khích doanh nghiệp trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ để đầu tư tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ cho doanh nghiệp và cho ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh.

Như vậy, doanh nghiệp đầu tư cho khoa học và công nghệ bằng 02 nguồn sau:

(1) Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

(2) Các nguồn vốn hợp pháp của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó thì việc trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được quy định như sau:

- Doanh nghiệp nhà nước hàng năm phải trích từ 3% đến 10% thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp ngoài nhà nước được quyền trích từ thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp một tỷ lệ hợp lý, tối đa 10% để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

- Thủ tướng ban hành quy định khuyến khích doanh nghiệp trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ để đầu tư tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ cho doanh nghiệp và cho ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh.

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp sẽ có những nội dung chi nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 95/2014/NĐ-CP như sau:

Nội dung chi của quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp
1. Thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh.
2. Thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của doanh nghiệp
Doanh nghiệp phải xây dựng quy chế đề xuất, xác định nhiệm vụ, tổ chức thực hiện và đánh giá nghiệm thu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của doanh nghiệp và quy chế chi tiêu, sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp gửi cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đăng ký thuế để kiểm soát. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện đúng quy chế.
Việc xây dựng quy chế phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch trong nội bộ doanh nghiệp.
3. Hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp
a) Trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp: Xây dựng các tổ chức nghiên cứu phát triển, trung tâm phân tích, kiểm nghiệm, thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm sản phẩm; hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp và thống kê về hoạt động khoa học và công nghệ; chi cho công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất - kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ hoạt động khoa học và công nghệ; chi khác phục vụ phát triển khoa học và công nghệ; các hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp;
b) Mua quyền sử dụng, quyền sở hữu: Bí quyết công nghệ; kiến thức kỹ thuật về công nghệ được chuyển giao dưới dạng phương án công nghệ, quy trình công nghệ, thiết kế kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, chương trình máy tính, thông tin dữ liệu; giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ; bằng độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích, giống cây trồng, kiểu dáng công nghiệp; sáng kiến; các tài liệu, kết quả nghiên cứu, sản phẩm có liên quan trong nước và nước ngoài để phục vụ cho hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp;
c) Mua máy móc, thiết bị có kèm theo các đối tượng chuyển giao công nghệ theo quy định tại Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ để thay thế một phần hay toàn bộ công nghệ đã, đang sử dụng bằng công nghệ khác tiên tiến hơn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hoặc cải tiến phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp;
d) Trả lương, chi thuê chuyên gia hoặc hợp đồng với tổ chức khoa học và công nghệ trong nước và nước ngoài để thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ của doanh nghiệp;
đ) Chi cho đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ;
e) Chi cho các hoạt động sáng kiến theo quy định của pháp luật về sáng kiến;
g) Chi cho các hoạt động hợp tác về khoa học và công nghệ giữa các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong nước và ngoài nước: Hoạt động khảo sát, tìm kiếm đối tác, nhu cầu công nghệ trong nước và ngoài nước; chi phí cho các nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu chung theo các lĩnh vực khoa học và công nghệ được nhà nước khuyến khích, ưu tiên;
h) Chi cho đánh giá, thử nghiệm, kiểm chuẩn, quảng bá, thương mại hóa sản phẩm mới, công nghệ mới; đăng ký quyền sở hữu trí tuệ.
4. Chi điều chuyển về quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định này, trừ trường hợp đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có công ty mẹ ở nước ngoài.
5. Chi nộp về quỹ phát triển khoa học và công nghệ của nhà nước theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 11 Nghị định này.
6. Chi quản lý quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.
7. Các khoản chi từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp phải có chứng từ theo quy định của quy chế chi tiêu, sử dụng Quỹ. Trường hợp trong năm, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng cho hoạt động khoa học và công nghệ vượt quá số tiền hiện có tại Quỹ thì được lựa chọn trích trước Quỹ của các năm tiếp theo để bù vào số còn thiếu hoặc tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế.

Như vậy, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp sẽ chi cho những nội dung như:

- Thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ, cấp tỉnh.

- Thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

- Hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

- Chi điều chuyển về quỹ phát triển khoa học và công nghệ.

- Chi nộp về quỹ phát triển khoa học và công nghệ của nhà nước.

- Chi quản lý quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

- Các khoản chi từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Lê Đình Khôi

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quỹ phát triển khoa học và công nghệ có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu báo cáo trích lập, sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
Pháp luật
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tổ chức tài chính vi mô có được phép sử dụng cho đầu tư khoa học và công nghệ ở nước ngoài?
Pháp luật
Để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì doanh nghiệp ngoài nhà nước được quyền trích bao nhiêu từ thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp?
Pháp luật
Toàn bộ tiền trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp có phải đều là chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Pháp luật
Điều kiện để Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia xem xét, hỗ trợ việc nghiên cứu ngắn hạn ở nước ngoài đối với nhà khoa học?
Pháp luật
Đối tượng nào được vay lãi suất thấp từ Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Bộ Quốc phòng? Điều kiện cho vay?
Pháp luật
Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia trực thuộc cơ quan nào? Trụ sở chính của Quỹ ở đâu?
Pháp luật
Thành viên Ban Kiểm soát Quỹ NAFOSTED phải là người có trình độ chuyên môn, am hiểu về các lĩnh vực nào?
Pháp luật
Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia là gì? Tên giao dịch quốc tế được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hội đồng quản lý Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia có tối thiểu bao nhiêu thành viên?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào