Khi tham gia nghiên cứu khoa học, sinh viên được hưởng những quyền lợi gì? Việc hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học cho sinh viên được thực hiện thế nào?
Khi tham gia nghiên cứu khoa học, sinh viên được hưởng những quyền lợi gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 26/2021/TT-BGDĐT thì quyền của sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học bao gồm:
- Được đề xuất, đăng ký thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học;
- Được tạo điều kiện sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị sẵn có của cơ sở giáo dục đại học để thực hiện hoạt động nghiên cứu;
- Được hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học theo định mức quy định của cơ sở giáo dục đại học;
- Được công bố, hỗ trợ công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học, kỷ yếu, các ấn phẩm khoa học và công nghệ khác trong và ngoài nước theo quy định;
- Được hỗ trợ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả nghiên cứu theo quy định hiện hành;
- Được xem xét ưu tiên cộng điểm học tập, điểm rèn luyện; ưu tiên xét cấp học bổng và các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của cơ sở giáo dục đại học;
- Được hưởng các quyền lợi khác theo quy định.
Việc hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học cho sinh viên được thực hiện thế nào?
Hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học cho sinh viên (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 10 Thông tư 26/2021/TT-BGDĐT quy định về trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học như sau:
Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học
1. Ban hành văn bản quy định về tổ chức và hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, bao gồm các nội dung:
a) Quy trình đề xuất, xét duyệt, tổ chức thực hiện, đánh giá, nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên;
b) Quy định khen thưởng sinh viên, tập thể sinh viên và người hướng dẫn có thành tích xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu khoa học; tôn vinh các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên;
c) Quy định các hình thức xử lý đối với sinh viên và người hướng dẫn có hành vi vi phạm các quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên theo quy định hiện hành;
d) Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên; nghĩa vụ và quyền lợi của sinh viên, người hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học và các tổ chức, cá nhân liên quan;
đ) Quy định các nội dung khác liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.
2. Ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch về hoạt động nghiên cứu khoa học hàng năm, dài hạn của sinh viên đảm bảo phù hợp với mục tiêu, định hướng của cơ sở giáo dục đại học và các quy định hiện hành.
3. Ban hành quy định về kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong quy chế tài chính của cơ sở giáo dục đại học đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành.
Như vậy, cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm ban hành quy định về kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong quy chế tài chính của cơ sở giáo dục đại học đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành.
Tại khoản khoản 9 Điều 31 Nghị định 109/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 01/03/2023) quy định như sau:
Trách nhiệm và quyền của cơ sở giáo dục đại học
...
9. Hằng năm, cơ sở giáo dục đại học trích tối thiểu 5% từ nguồn thu học phí; cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu trích tối thiểu 8% từ nguồn thu học phí cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Kinh phí trích từ nguồn thu học phí chỉ được sử dụng cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của người học, giảng viên cơ hữu và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học. Khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học sử dụng nguồn thu hợp pháp khác để trích lập cho quỹ phát triển khoa học và công nghệ của đơn vị. Việc trích lập, quản lý và sử dụng quỹ phát triển khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học phải được quy định trong quy chế tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị theo quy định của pháp luật hiện hành và được công bố công khai.
...
Trước đây, tại khoản 6 Điều 12 Nghị định 99/2014/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ ngày 01/03/2023) quy định hằng năm, cơ sở giáo dục đại học phải dành tối thiểu 3% kinh phí từ nguồn thu học phí của cơ sở giáo dục đại học để cho sinh viên và người học hoạt động nghiên cứu khoa học.
Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên bao gồm những hoạt động gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 26/2021/TT-BGDĐT thì hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên bao gồm:
- Tổ chức triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cho sinh viên;
- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ kiến thức, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cho sinh viên;
- Tổ chức hội nghị, hội thảo và các diễn đàn khoa học; các cuộc thi ý tưởng, dự án khởi nghiệp dành cho sinh viên. Hướng dẫn, khuyến khích sinh viên tham gia các giải thưởng, triển lãm khoa học và công nghệ, các cuộc thi, các diễn đàn học thuật trong và ngoài nước dành cho sinh viên;
- Tổ chức các hoạt động truyền thông về khoa học và công nghệ nhằm nâng cao nhận thức đạo đức nghiên cứu, kiến thức về sở hữu trí tuệ cho sinh viên; giới thiệu các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước;
- Khen thưởng và đề xuất khen thưởng, biểu dương sinh viên, tập thể sinh viên và người hướng dẫn có thành tích xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu khoa học; tôn vinh các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên;
- Các hình thức hoạt động khoa học và công nghệ khác của sinh viên theo quy định hiện hành.
Châu Văn Trọng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nghiên cứu khoa học có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?