Khi thành lập Tổ chức thanh niên xung phong cấp Trung ương cần lưu ý những điều gì theo quy định hiện nay?
Khi thành lập Tổ chức thanh niên xung phong cấp Trung ương cần lưu ý những điều gì?
Nguyên tắc thành lập tổ chức thanh niên xung phong được quy định tại Điều 2 Thông tư 11/2011/TT-BNV như sau:
Nguyên tắc thành lập tổ chức thanh niên xung phong
1. Thành lập tổ chức thanh niên xung phong phải xuất phát từ yêu cầu thực hiện nhiệm vụ được quy định tại Điều 4 Nghị định số 12/2011/NĐ-CP trong thời gian từ 24 tháng trở lên.
2. Tổ chức thanh niên xung phong chỉ được thành lập khi xác định rõ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và không chồng chéo với tổ chức thanh niên xung phong đang hoạt động trên địa bàn hành chính cấp tỉnh. Quy mô, loại hình tổ chức phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Đối với tổ chức thanh niên xung phong do Trung ương Đoàn thành lập có phạm vi hoạt động trên địa bàn đã có tổ chức thanh niên xung phong của tỉnh cần trao đổi, thống nhất với địa phương để bảo đảm không chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ với tổ chức thanh niên xung phong đã được thành lập trước đó.
3. Việc thành lập Trung tâm, Trường giáo dục lao động xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 12/2011/NĐ-CP phải phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành về ngành, lĩnh vực hoạt động.
4. Việc thành lập tổ chức thanh niên xung phong ở cấp Trung ương phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Nội vụ; ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo đó, trước khi thành lập Tổ chức thanh niên xung phong cấp Trung ương thì Đoàn thanh niên Thành phố Hồ Chí Minh cần rà soát xem trên địa bàn đã có Tổ chức thanh niên xung phong tại địa phương hay chưa.
Trường hợp trên địa bàn đã có Tổ chức thanh niên xung phong thì cần trao đổi, thống nhất với địa phương để bảo đảm không chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ với tổ chức thanh niên xung phong đã được thành lập trước đó.
Việc thành lập Tổ chức thanh niên xung phong cấp Trung ương được Bộ Nội vụ xem xét trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Thủ tục thành lập Tổ chức thanh niên xung phong cấp Trung ương được quy định tại Điều 3 Thông tư 11/2011/TT-BNV như sau:
Trình tự, thủ tục thành lập tổ chức thanh niên xung phong ở Trung ương
1. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (viết tắt là Trung ương Đoàn) có nhu cầu thành lập tổ chức thanh niên xung phong lập 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 5 Thông tư này gửi trực tiếp đến Bộ Nội vụ đề nghị cho ý kiến chấp thuận để làm cơ sở cho việc ra quyết định thành lập.
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Nội vụ có trách nhiệm xem xét, cho ý kiến chấp thuận bằng văn bản việc thành lập tổ chức thanh niên xung phong. Trong trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong quá trình xem xét hồ sơ, Bộ Nội vụ có thể mời đại diện các bộ, ngành, chuyên gia, nhà khoa học có liên quan tham gia; yêu cầu Trung ương Đoàn cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến hồ sơ thành lập tổ chức thanh niên xung phong.
3. Căn cứ ý kiến chấp thuận của Bộ Nội vụ, Trung ương Đoàn ra quyết định thành lập tổ chức thanh niên xung phong.
Đối với việc thành lập Trung tâm, Trường giáo dục lao động xã hội, sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Nội vụ, trình tự, thủ tục thành lập được thực hiện theo quy định của pháp luật về lĩnh vực hoạt động chuyên ngành.
Như vậy, việc thành lập Tổ chức thanh niên xung phong cấp Trung ương được Bộ Nội vụ xem xét trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị từ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Trong quá trình xem xét hồ sơ, Bộ Nội vụ có thể mời đại diện các bộ, ngành, chuyên gia, nhà khoa học có liên quan tham gia; yêu cầu Trung ương Đoàn cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến hồ sơ thành lập tổ chức thanh niên xung phong.
Khi thành lập Tổ chức thanh niên xung phong cấp Trung ương cần lưu ý những điều gì theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Đề án thành lập Tổ chức thanh niên xung phong cấp Trung ương phải đảm bảo đầy đủ những nội dung nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 11/2011/TT-BNV quy định về hồ sơ đề nghị thành lập tổ chức thanh niên xung phong như sau:
Hồ sơ đề nghị thành lập tổ chức thanh niên xung phong
1. Văn bản của tổ chức Đoàn đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho ý kiến chấp thuận về việc thành lập tổ chức thanh niên xung phong.
2. Văn bản chấp thuận của cấp ủy Đảng cùng cấp đồng ý việc thành lập tổ chức và hoạt động của thanh niên xung phong. Đối với cấp Trung ương là văn bản chấp thuận của Ban Tổ chức Trung ương Đảng.
3. Đề án thành lập tổ chức thanh niên xung phong gồm các nội dung sau:
a) Loại hình tổ chức cần thành lập thanh niên xung phong;
c) Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức thanh niên xung phong;
d) Cơ cấu của tổ chức thanh niên xung phong;
đ) Nguồn lực và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm để tổ chức thanh niên xung phong mới được thành lập hoạt động. Trong đó, dự kiến về nhân sự, biên chế, kinh phí hoạt động, trụ sở làm việc và trang thiết bị, phương tiện cần thiết của tổ chức thanh niên xung phong;
e) Thời gian dự kiến kế hoạch hoạt động của tổ chức thanh niên xung phong;
g) Kiến nghị của cơ quan xây dựng đề án thành lập tổ chức thanh niên xung phong (nếu có).
4. Đối với việc thành lập Trung tâm, Trường giáo dục lao động xã hội, ngoài các nội dung nêu trên đề án còn phải có ý kiến bằng văn bản của các cơ quan quản lý chuyên ngành liên quan cấp Trung ương bao gồm: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính. Đối với cấp địa phương bao gồm: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính.
5. Tài liệu chứng minh điều kiện để được thành lập tổ chức thanh niên xung phong theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 12/2011/NĐ-CP.
6. Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Từ quy định vừa nêu thì trong Đề án thành lập Tổ chức thanh niên xung phong cấp Trung ương phải đảm bảo được các nội dung sau:
(1) Loại hình tổ chức cần thành lập thanh niên xung phong;
(2) Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức thanh niên xung phong;
(3) Cơ cấu của tổ chức thanh niên xung phong;
(4) Nguồn lực và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm để tổ chức thanh niên xung phong mới được thành lập hoạt động.
Trong đó, dự kiến về nhân sự, biên chế, kinh phí hoạt động, trụ sở làm việc và trang thiết bị, phương tiện cần thiết của tổ chức thanh niên xung phong;
(5) Thời gian dự kiến kế hoạch hoạt động của tổ chức thanh niên xung phong;
(6) Kiến nghị của cơ quan xây dựng đề án thành lập tổ chức thanh niên xung phong (nếu có).
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thanh niên xung phong có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?