Khi thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Lưu trữ viên lên Lưu trữ viên chính cần thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên từ đủ bao nhiêu năm?
- Khi thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Lưu trữ viên lên Lưu trữ viên chính cần thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên từ đủ bao nhiêu năm?
- Lưu trữ viên trong các đơn vị sự nghiệp công lập có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như thế nào?
- Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với lưu trữ viên trong các đơn vị sự nghiệp công lập có năng lực chuyên môn như thế nào?
Khi thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Lưu trữ viên lên Lưu trữ viên chính cần thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên từ đủ bao nhiêu năm?
Điều kiện thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp được căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 07/2022/TT-BNV quy định như sau:
Điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Lưu trữ viên lên Lưu trữ viên chính
1. Điều kiện thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp
a) Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
b) Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên chính quy định tại Điều 6 Thông tư này;
c) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian giữ ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương với chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên thì thời gian hiện giữ chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi thăng hạng.
Như vậy, điều kiện thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Lưu trữ viên lên Lưu trữ viên chính gồm:
- Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 07/12/2023) như sau:
+ Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
+ Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật;
+ Không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật;
- Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên chính;
- Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc).
Trường hợp có thời gian giữ ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương với chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên thì thời gian hiện giữ chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi thăng hạng.
Trước đây, căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 07/2022/TT-BNV quy định như sau:
Điều kiện thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Lưu trữ viên lên Lưu trữ viên chính
1. Điều kiện thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp
a) Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
b) Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên chính quy định tại Điều 6 Thông tư này;
c) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian giữ ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương với chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên thì thời gian hiện giữ chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi thăng hạng.
Như vậy, điều kiện thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ Lưu trữ viên lên Lưu trữ viên chính gồm:
- Đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại điểm a khoản 1 Điều 32 Nghị định 115/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, cụ thể:
+ Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
+ Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt;
+ Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức 2010, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019;
- Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên chính;
- Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc).
Trường hợp có thời gian giữ ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương với chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên thì thời gian hiện giữ chức danh nghề nghiệp Lưu trữ viên tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi thăng hạng.
Lưu trữ viên trong các đơn vị sự nghiệp công lập (Hình từ Internet)
Lưu trữ viên trong các đơn vị sự nghiệp công lập có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Thông tư 07/2022/TT-BNV quy định như sau:
Lưu trữ viên - Mã số: V.01.02.02
1. Nhiệm vụ
a) Tham gia xây dựng văn bản, tài liệu hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về lưu trữ;
b) Tham gia xây dựng, quản trị cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ điện tử, hệ thống công cụ tra cứu;
c) Tham gia xây dựng, hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ lưu trữ;
d) Tham gia xây dựng đề tài, công trình khoa học về lưu trữ và các lĩnh vực có liên quan;
đ) Tổ chức thực hiện hoặc tham gia các hoạt động: sưu tầm, thu thập tài liệu lưu trữ, chỉnh lý, giải mật, xác định giá trị, bảo quản, thống kê, số hóa, giới thiệu và tổ chức khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ, tu bổ, phục chế, bảo hiểm tài liệu lưu trữ;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp có thẩm quyền giao.
2. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và những quy định của ngành;
b) Nắm vững lý luận, lịch sử, thực tiễn công tác lưu trữ Việt Nam và vận dụng có hiệu quả vào lĩnh vực lưu trữ;
c) Có năng lực quản lý, hướng dẫn, kiểm tra trong việc tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ lưu trữ;
d) Có kỹ năng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ và tổ chức
thực hiện kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về lưu trữ;
đ) Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, quản trị cơ sở dữ liệu, sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc đối với viên chức công tác tại vùng dân tộc thiểu số) theo yêu cầu của vị trí việc làm.
...
Như vậy, lưu trữ viên trong các đơn vị sự nghiệp công lập cần có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tại khoản 2 trên.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với lưu trữ viên trong các đơn vị sự nghiệp công lập có năng lực chuyên môn như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 07/2022/TT-BNV quy định như sau:
Lưu trữ viên - Mã số: V.01.02.02
...
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
Tốt nghiệp đại học trở lên ngành lưu trữ. Trường hợp tốt nghiệp đại học trở lên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành lưu trữ.
Lưu trữ viên trong các đơn vị sự nghiệp công lập tốt nghiệp đại học trở lên ngành lưu trữ. Trường hợp tốt nghiệp đại học trở lên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành lưu trữ.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thăng hạng chức danh nghề nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?