Khi thiết kế kiến trúc đô thị thì người thiết kế cần phải chú ý những vấn đề nào trong thiết kế của mình?

Cho tôi hỏi việc quản lý kiến trúc phải đáp ứng những yêu cầu chung nào theo quy định của pháp luật? Khi thiết kế kiến trúc đô thị thì người thiết kế cần phải chú ý những vấn đề nào trong thiết kế của mình? Câu hỏi của anh Hoàng Thịnh từ TP.HCM

Việc quản lý kiến trúc phải đáp ứng những yêu cầu chung nào theo quy định của pháp luật?

Căn cứ Điều 10 Luật Kiến trúc 2019 quy định về yêu cầu về quản lý kiến trúc như sau:

- Tuân thủ nguyên tắc hoạt động kiến trúc quy định tại Điều 4 Luật Kiến trúc 2019.

- Bảo đảm tính thống nhất trong việc quản lý từ không gian tổng thể đến không gian cụ thể của công trình kiến trúc.

- Bảo đảm an toàn cho con người, công trình kiến trúc và khu vực tập trung dân cư trước tác động bất lợi do thiên nhiên hoặc con người gây ra.

- Không tác động tiêu cực đến cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình kiến trúc có giá trị và môi trường sinh thái.

- Bảo đảm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Kiến trúc đô thị phải đáp ứng những yêu cầu nào trong việc thiết kế?

Căn cứ Điều 11 Luật Kiến trúc 2019 thì khi thiết kế kiến trúc đô thị, người thiết kế cần đáp ứng được các yêu cầu sau:

Yêu cầu đối với kiến trúc đô thị, kiến trúc nông thôn
1. Kiến trúc đô thị phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Hài hòa với không gian, kiến trúc, cảnh quan chung của khu vực xây dựng công trình kiến trúc; gắn kết kiến trúc khu hiện hữu, khu phát triển mới, khu bảo tồn, khu vực giáp ranh đô thị và nông thôn, phù hợp với cảnh quan thiên nhiên;
b) Sử dụng màu sắc, vật liệu, trang trí mặt ngoài của công trình kiến trúc phải bảo đảm mỹ quan, không tác động xấu tới thị giác, sức khỏe con người, môi trường và an toàn giao thông;
c) Kiến trúc nhà ở phải kết hợp hài hòa giữa cải tạo với xây dựng mới, phù hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậu, gắn công trình nhà ở riêng lẻ với tổng thể kiến trúc của khu vực;
d) Công trình công cộng, công trình phục vụ tiện ích đô thị trên tuyến phố phải bảo đảm yêu cầu thẩm mỹ, công năng sử dụng, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện giao thông;
đ) Hệ thống biển báo, quảng cáo, chiếu sáng, trang trí đô thị phải tuân thủ quy chuẩn, quy hoạch quảng cáo ngoài trời, phù hợp với kiến trúc chung của khu đô thị;
e) Công trình tượng đài, điêu khắc, phù điêu, đài phun nước và các công trình trang trí khác phải được thiết kế phù hợp với cảnh quan, đáp ứng yêu cầu sử dụng và thẩm mỹ nơi công cộng;
g) Công trình giao thông phải được thiết kế đồng bộ, bảo đảm yêu cầu sử dụng, thẩm mỹ và tính chất của đô thị.
2. Kiến trúc nông thôn phải đáp ứng yêu cầu quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều này và các yêu cầu sau đây:
a) Bảo đảm kế thừa giá trị kiến trúc truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; ưu tiên sử dụng vật liệu xây dựng địa phương và giải pháp kỹ thuật xây dựng tiên tiến;
b) Bảo đảm tiêu chuẩn về nhà ở, không gian sống, không gian văn hóa phù hợp với điều kiện tự nhiên, tập quán sinh hoạt, thuần phong mỹ tục của cộng đồng các dân tộc;
c) Đối với khu vực thường xảy ra thiên tai, khuyến khích áp dụng mẫu thiết kế kiến trúc cho công trình công cộng và nhà ở nông thôn bảo đảm yêu cầu về thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai.

Theo đó, kiến trúc đô thị phải đáp ứng những yêu cầu trong việc thiết kế sau đây:

- Hài hòa với không gian, kiến trúc, cảnh quan chung của khu vực xây dựng công trình kiến trúc; gắn kết kiến trúc khu hiện hữu, khu phát triển mới, khu bảo tồn, khu vực giáp ranh đô thị và nông thôn, phù hợp với cảnh quan thiên nhiên;

- Sử dụng màu sắc, vật liệu, trang trí mặt ngoài của công trình kiến trúc phải bảo đảm mỹ quan, không tác động xấu tới thị giác, sức khỏe con người, môi trường và an toàn giao thông;

- Kiến trúc nhà ở phải kết hợp hài hòa giữa cải tạo với xây dựng mới, phù hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậu, gắn công trình nhà ở riêng lẻ với tổng thể kiến trúc của khu vực;

- Công trình công cộng, công trình phục vụ tiện ích đô thị trên tuyến phố phải bảo đảm yêu cầu thẩm mỹ, công năng sử dụng, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện giao thông;

- Hệ thống biển báo, quảng cáo, chiếu sáng, trang trí đô thị phải tuân thủ quy chuẩn, quy hoạch quảng cáo ngoài trời, phù hợp với kiến trúc chung của khu đô thị;

- Công trình tượng đài, điêu khắc, phù điêu, đài phun nước và các công trình trang trí khác phải được thiết kế phù hợp với cảnh quan, đáp ứng yêu cầu sử dụng và thẩm mỹ nơi công cộng;

- Công trình giao thông phải được thiết kế đồng bộ, bảo đảm yêu cầu sử dụng, thẩm mỹ và tính chất của đô thị.

Khi thiết kế kiến trúc đô thị thì người thiết kế cần phải chú ý những vấn đề nào trong thiết kế của mình?

Khi thiết kế kiến trúc đô thị thì người thiết kế chần phải chú ý những vấn đề nào trong thiết kế của mình?

Khi thiết kế kiến trúc đô thị thì người thiết kế cần phải chú ý những vấn đề nào trong thiết kế của mình? (Hình từ Internet)

Căn cứ Điều 12 Luật Kiến trúc 2019 quy định về thiết kế kiến trúc như sau:

Thiết kế kiến trúc
1. Chủ đầu tư công trình kiến trúc có trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ thiết kế kiến trúc và thiết kế kiến trúc.
2. Thiết kế kiến trúc phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Thiết kế kiến trúc phải tích hợp giải pháp kiến trúc với quy hoạch; phải xem xét toàn diện các yêu cầu về kinh tế - xã hội, công năng, kỹ thuật, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bản sắc văn hóa dân tộc và các yêu cầu khác đối với công trình; bảo đảm người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em dễ dàng tiếp cận sử dụng; bảo đảm bình đẳng giới.
4. Hồ sơ thiết kế kiến trúc được sử dụng làm cơ sở cho thiết kế xây dựng sau khi được chủ đầu tư đánh giá, nghiệm thu.
5. Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết hồ sơ thiết kế kiến trúc.

Từ quy định trên thì khi thiết kế kiến trúc đô thị thì người thiết kế cần lưu ý phải tích hợp giải pháp kiến trúc với quy hoạch; phải xem xét toàn diện các yêu cầu về kinh tế - xã hội, công năng, kỹ thuật, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bản sắc văn hóa dân tộc và các yêu cầu khác đối với công trình; bảo đảm người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em dễ dàng tiếp cận sử dụng; bảo đảm bình đẳng giới.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thiết kế kiến trúc

Trần Thành Nhân

Thiết kế kiến trúc
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thiết kế kiến trúc có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thiết kế kiến trúc
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu hợp đồng thiết kế nội thất mới nhất? Hồ sơ thiết kế nội thất được quy định gồm những tài liệu gì?
Pháp luật
Đối với yêu cầu thay đổi thiết kế kiến trúc không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật thì kiến trúc sư có quyền từ chối nghiệm thu không?
Pháp luật
Không tổ chức lập nhiệm vụ thiết kế kiến trúc và thiết kế kiến trúc theo quy định thì có bị xử phạt hành chính không?
Pháp luật
Chủ đầu tư phải lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình trước khi lập dự án đầu tư xây dựng những công trình nào?
Pháp luật
Quy chế quản lý kiến trúc đô thị có được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hay không?
Pháp luật
Kiến trúc nông thôn phải đáp ứng các yêu cầu nào? Ai có trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ thiết kế kiến trúc nông thôn?
Pháp luật
Hồ sơ thiết kế kiến trúc kỹ thuật bao gồm những giấy tờ nào? Có cần phải có bản vẽ các công trình phụ trợ hay không?
Pháp luật
Trong hồ sơ thiết kế kiến trúc cơ sở gồm những bản vẽ nào? Thuyết minh hồ sơ thiết kế kiến trúc cơ sở là thuyết minh những nội dung gì?
Pháp luật
Thiết kế kiến trúc là gì? Ai có trách nhiệm tổ chức lập nhiệm vụ thiết kế kiến trúc và thiết kế kiến trúc?
Pháp luật
Bản vẽ và thuyết minh trong hồ sơ thiết kế kiến trúc sơ bộ ở giai đoạn báo cáo nghiên cứu tiền khả thi gồm những nội dung gì?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào