Khi thuận tình ly hôn ai phải chịu lệ phí? Có phải cấp dưỡng cho con riêng của vợ khi ly hôn hay không?
Có phải cấp dưỡng cho con riêng của vợ khi ly hôn?
Căn cứ khoản 1 Điều 119 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
"1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó."
Bên cạnh đó, Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con như sau:
"Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con."
Như vậy, quan hệ cha con, mẹ con ở đây là con ruột hoặc con nuôi. Nếu bạn chưa nhận con riêng của vợ làm con nuôi thì bạn không có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người con riêng đó khi ly hôn. Con riêng của vợ thì vợ và cha đẻ của đứa trẻ phải có trách nhiệm với con.
Khi thuận tình ly hôn ai phải chịu lệ phí?
Theo Điều 149 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ chịu lệ phí như sau:
"Điều 149. Nghĩa vụ chịu lệ phí
1. Nghĩa vụ chịu lệ phí được xác định tùy theo từng loại việc dân sự cụ thể và do luật quy định.
2. Đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc chịu lệ phí, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu lệ phí theo quy định của pháp luật.
Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được người có nghĩa vụ chịu lệ phí thì mỗi người phải chịu một nửa lệ phí."
Theo đó, đối với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thì hai vợ, chồng có thể thỏa thuận với nhau về việc chịu lệ phí. Nếu không thỏa thuận được thì mỗi người sẽ chịu một nửa lệ phí.
Thuận tình ly hôn
Thuận tình ly hôn được hiểu như thế nào?
Theo quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về thuận tình ly hôn như sau:
“Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”
Đối chiếu quy định trên, như vậy, vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, hai bên thật sự tự nguyện và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.
Tải về mẫu đơn ly hôn thuận tình mới nhất 2023: Tại Đây
Lê Thanh Ngân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thuận tình ly hôn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?