Khi thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thì cơ quan thẩm định văn bản có những trách nhiệm gì?
- Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có những trách nhiệm gì trong việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào văn bản?
- Khi thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thì cơ quan thẩm định văn bản có những trách nhiệm gì?
- Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới đối với việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được quy định thế nào?
Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có những trách nhiệm gì trong việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào văn bản?
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 48/2009/NĐ-CP về trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật
Trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm:
1. Thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo các nội dung quy định tại Điều 8 Nghị định này.
2. Bảo đảm sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.
3. Tham vấn, lấy ý kiến chuyên gia về giới, các cá nhân, tổ chức có liên quan hoặc chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật; tổng hợp và nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý.
4. Thể hiện trong tờ trình trình cơ quan có thẩm quyền về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nội dung lồng ghép vấn đề bình đẳng giới; các phụ lục thông tin, số liệu về giới liên quan đến dự thảo văn bản (nếu có); báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến của các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này và ý kiến phản biện xã hội của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
Theo đó, trong việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới vào văn bản quy phạm pháp luật thì cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản có những trách nhiệm được quy định tại Điều 10 nêu trên.
Vấn đề bình đẳng giới (Hình từ Internet)
Khi thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thì cơ quan thẩm định văn bản có những trách nhiệm gì?
Theo Điều 11 Nghị định 48/2009/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật đối với việc đánh giá lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Trách nhiệm của cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật đối với việc đánh giá lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Thực hiện đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 21 Luật Bình đẳng giới đồng thời với việc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.
2. Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới phối hợp đánh giá lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Theo quy định trên, khi thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thì cơ quan thẩm định văn bản có trách nhiệm thực hiện đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Đồng thời đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới phối hợp đánh giá lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới đối với việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 48/2009/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới đối với việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới đối với việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Cử đại diện tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập hoặc đóng góp ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật.
2. Có ý kiến đánh giá bằng văn bản về việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới hoặc cử đại diện tham gia Hội đồng thẩm định theo yêu cầu của cơ quan thẩm định văn bản quy phạm pháp luật.
Như vậy, đối với việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thì cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới có những trách nhiệm được quy định tại Điều 12 nêu trên.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bình đẳng giới có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Dự án đầu tư xây dựng mới cảng hàng không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nào?
- Lịch tháng 1 năm 2025 Âm và Dương chi tiết như thế nào? Tết Âm lịch 2025 rơi vào ngày bao nhiêu tháng 1/2025?
- Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là điều kiện bắt buộc để nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam đúng không?
- Kỷ luật trong Đảng là gì? Đảng viên bị bệnh gì được hoãn xử lý kỷ luật? 12 Nguyên tắc thi hành kỷ luật trong Đảng?