Khi tiến hành thu tiền của người phải thi hành án mà người đó không chịu ký vào biên bản thu tiền thì làm thế nào?
- Khi tiến hành thu tiền của người phải thi hành án mà người đó không chịu ký và biên bản thu tiền thì làm thế nào?
- Khi thu tiền của người phải thi hành án do người thứ ba giữ thì biên lai thu tiền sẽ giao cho ai?
- Cá nhân đang giữ tiền của người thi hành án không thực hiện yêu cầu giao nộp tài sản thì Chấp hành viên có thế áp dụng biện pháp cưỡng chế không?
Khi tiến hành thu tiền của người phải thi hành án mà người đó không chịu ký và biên bản thu tiền thì làm thế nào?
Căn cứ Điều 80 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về thu tiền của người phải thi hành án như sau:
Thu tiền của người phải thi hành án đang giữ
Trường hợp phát hiện người phải thi hành án đang giữ tiền mà có căn cứ xác định khoản tiền đó là của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu tiền để thi hành án. Chấp hành viên lập biên bản thu tiền và cấp biên lai cho người phải thi hành án. Trường hợp người phải thi hành án không ký vào biên bản thì phải có chữ ký của người làm chứng.
Theo đó, nếu phía Chấp hành viên có phát hiện và có căn cứ để xác định khoản tiền mà người phải thi hành án đang giữ là của người đó thì Chấp hành viên ra quyết định thu tiền để thi hành án.
Chấp hành viên lập biên bản thu tiền và cấp biên lai cho người phải thi hành án. Trường hợp người phải thi hành án không ký vào biên bản thì phải có chữ ký của người làm chứng.
Khi tiến hành thu tiền của người phải thi hành án mà người đó không chịu ký vào biên bản thu tiền thì làm thế nào? (Hình từ Internet)
Khi thu tiền của người phải thi hành án do người thứ ba giữ thì biên lai thu tiền sẽ giao cho ai?
Căn cứ Điều 81 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về việc thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ như sau:
Thu tiền của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ
Trường hợp phát hiện người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu khoản tiền đó để thi hành án. Người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án có nghĩa vụ giao nộp tiền cho Chấp hành viên để thi hành án. Chấp hành viên lập biên bản thu tiền, cấp biên lai cho người thứ ba đang giữ tiền và thông báo cho người phải thi hành án. Trường hợp người thứ ba đang giữ tiền không ký vào biên bản thì phải có chữ ký của người làm chứng.
Khi phát hiện người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định thu khoản tiền đó để thi hành án. Người thứ ba đang giữ tiền của người phải thi hành án có nghĩa vụ giao nộp tiền cho Chấp hành viên để thi hành án.
Chấp hành viên lập biên bản thu tiền, cấp biên lai cho người thứ ba đang giữ tiền và thông báo cho người phải thi hành án.
Như vậy, việc thu tiền của người phải thi hành án từ người thứ ba thì biên lại thu tiền sẽ giao cho người thứ ba giữ.
Bên cạnh đó, Chấp hành viên phải thông báo cho người phải thi hành án biết về việc đã thu tiền từ người thứ ba này.
Cá nhân đang giữ tiền của người thi hành án không thực hiện yêu cầu giao nộp tài sản thì Chấp hành viên có thế áp dụng biện pháp cưỡng chế không?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định về việc thu tiền, tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ như sau:
Thu tiền, tài sản của người phải thi hành án đang do người thứ ba giữ
1. Khi có căn cứ xác định tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án thì Chấp hành viên lập biên bản làm việc hoặc có văn bản yêu cầu tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản giao nộp cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án.
Tổ chức, cá nhân đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên về việc giao nộp số tiền, tài sản đó thì bị áp dụng các biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế để thi hành án.
Chi phí cưỡng chế thi hành án do người phải thi hành án chịu.
2. Trường hợp người thứ ba đang giữ tiền, tài sản của người phải thi hành án không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên mà giao tiền, tài sản đó cho người phải thi hành án hoặc người khác dẫn đến việc không thể thi hành được cho người được thi hành án thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân đang phải trả tiền, tài sản cho người phải thi hành án mà khoản tiền, tài sản đó đã được xác định bằng bản án, quyết định của Tòa án đang có hiệu lực pháp luật thì Chấp hành viên yêu cầu tổ chức, cá nhân đó giao nộp số tiền, tài sản cho cơ quan thi hành án dân sự để thi hành án. Nếu tổ chức, cá nhân đó không thực hiện thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án cần thiết đối với tổ chức, cá nhân đó để thu tiền, tài sản thi hành án.
Chi phí cưỡng chế thi hành án trong trường hợp này do tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế thi hành án chịu.
Từ quy định trên thì trường hợp cá nhân đang giữ tiền của người thi hành án không thực hiện yêu cầu giao nộp tiền của Chấp hành viên thì lúc này Chấp hành viên có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành án; chi phí cưỡng chế thi hành án do người phải thi hành án chịu.
Trường hợp cá nhân đang giữ tiền của người phải thi hành án không thực hiện yêu cầu của Chấp hành viên mà giao tiền đó cho người phải thi hành án hoặc người khác dẫn đến việc không thể thi hành được cho người được thi hành án thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thi hành án dân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?