Khi trên bìa sổ bảo hiểm xã hội ghi cấp lại lần 2 còn các tờ rời khác không ghi, thì quyền lợi có bị ảnh hưởng gì không?
Quy định về mẫu sổ bảo hiểm xã hội như thế nào?
(1) Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy định về mẫu số bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 1035/QĐ-BHXH 2015 quy định về nội dung ghi trên bìa sổ bảo hiểm xã hội như sau:
- Nội dung ghi trên bìa sổ bao hiểm xã hội
+ Nội dung in trên trang 1: Tại ô trống ghi các dòng chữ:
++ Dòng thứ nhất: Ghi đầy đủ họ và tên của người tham gia bằng chữ in hoa, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm.
++ Dòng thứ hai: Ghi từ “Số sổ:” và “số định danh của người tham gia”, bằng chữ in thường, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm.
Trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, dưới dòng ghi “số sổ” thì ghi thêm dòng chữ “Cấp lần …”, bằng chữ in thường, cỡ chữ 16, kiểu chữ đứng, đậm.
(2) Căn cứ điểm 1.1, điểm 1.2, điểm 1.3 khoản 1 Điều 5 Quy định về mẫu số bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 1035/QĐ-BHXH 2015 quy định về phương thức ghi sổ bảo hiểm xã hội như sau:
- Bìa sổ bảo hiểm xã hội.
+ In khi cấp sổ bảo hiểm xã hội.
Trang 1 và trang 2 bìa sổ: Cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện in khi người tham gia BHXH lần đầu.
+ In khi giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội:
Trang 3 bìa sổ: Cơ quan bảo hiểm xã hội nơi giải quyết các chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thai sản (đối với trường hợp bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội) sử dụng dấu khắc kích thước 20 mm x 55 mm, mực dấu màu xanh để đóng. Sau đó dùng bút mực màu xanh ghi các nội dung theo quy định tại Điểm 1.3, Khoản 1, Điều 4 vào vị trí để trống.
+ In khi cấp lại.
Trang 1 và trang 2 bìa sổ: In đầy đủ các nội dung như bìa sổ bảo hiểm xã hội đã cấp. Nếu cấp lại lần thứ nhất, thì ghi “Cấp lần 2”, cấp lại lần thứ hai, thì ghi “Cấp lần 3” như quy định tại Điểm 1.1, Khoản 1, Điều 4. Riêng sổ bảo hiểm xã hội cấp lại do thay đổi họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch hoặc thay đổi số sổ in theo nội dung thay đổi.
Như vậy, trường hợp cấp lại bìa sổ bảo hiểm xã hội thì trên sổ sẽ được ghi thêm dòng chữ “Cấp lần …” bên dưới số sổ bảo hiểm xã hội được cấp. Trong trường hợp sổ bảo hiểm của bạn được công ty trả lại có ghi cấp lần 2 tức là sổ bảo hiểm xã hội của bạn được cấp lại.
Tải về mẫu sổ bảo hiểm xã hội mới nhất 2023: Tại Đây
Khi trên bìa sổ bảo hiểm xã hội ghi cấp lại lần 2 còn các tờ rời khác không ghi, thì quyền lợi có bị ảnh hưởng gì không?
Cấp sổ bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 29 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ- BHXH 2017 quy định về cấp sổ bảo hiểm xã hội như sau:
- Cấp mới: Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- Cấp lại sổ bảo hiểm xã hội do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ bảo hiểm xã hội do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc gộp sổ bảo hiểm xã hội: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng bảo hiểm xã hội ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
- Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ bảo hiểm xã hội: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
- Xác nhận sổ bảo hiểm xã hội: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Các trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 27 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ- BHXH 2017, được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định như sau:
Cấp lại, đổi, điều chỉnh nội dung trên sổ BHXH, thẻ BHYT
1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, gộp sổ BHXH
1.1. Thành phần hồ sơ:
a) Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
b) Gộp sổ BHXH:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có).
1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
...
Cũng như quy định có đề cập ở trên thì việc cấp lại sổ bảo hiểm xã hội (bao gồm cấp lại bìa sổ hoặc là các tờ rời) khi thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ bảo hiểm xã hội do mất, hỏng hoặc là gộp sổ bảo hiểm xã hội.
Như vậy, trên bìa sổ bảo hiểm ghi “cấp lại lần 2” thì có thể hiểu là đã được cấp lại vì các lý do nêu trên. Còn những tờ rời bảo hiểm xã hội khi được cấp lại thì sẽ không ghi cấp lại lần mấy. Cho nên việc này không bị ảnh hưởng gì tới quyền lợi của bạn.
Lê Thị Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bảo hiểm xã hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng thỏa thuận cung cấp dịch vụ công tác xã hội mới nhất là mẫu nào? Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội?
- Hướng dẫn 4705 về việc tuyển dụng và gọi công dân nhập ngũ năm 2025 thế nào? Hướng dẫn tuyển chọn và gọi công dân nữ nhập ngũ năm 2025?
- Mẫu Biên bản làm việc với Đảng viên xin ra khỏi Đảng? Đảng viên xin ra khỏi Đảng có được kết nạp lại?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của chi bộ ở trường học mới nhất? Hướng dẫn cách viết báo cáo tổng kết?
- Tải về mẫu phiếu theo dõi việc sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ công chức file word mới nhất?