Khi xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân thì thời hạn phân công thẩm phán là bao lâu?

Cho tôi hỏi tôi đã gửi đơn đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đến Tòa án thì sau bao lâu Tòa sẽ thực hiện phân công thẩm phán xử lý? Trường hợp nào được phép từ chối thẩm phán? - Chị Thu đến từ Tây Ninh.

Khi xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân thì thời hạn phân công thẩm phán là bao lâu?

Căn cứ quy định tại Điều 8 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 về nhận và thụ lý hồ sơ như sau:

Nhận, thụ lý hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Khi nhận được hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền chuyển đến, Tòa án phải vào sổ giao nhận; trường hợp hồ sơ không đủ tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 100, khoản 2 Điều 102 hoặc khoản 2 Điều 104 của Luật xử lý vi phạm hành chính thì Tòa án trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do.
2. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tòa án phải thụ lý và phân công Thẩm phán xem xét, giải quyết.

Theo đó thì trong thời hạn 01 ngày kể từ khi Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chị nộp hồ sơ nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính sẽ thực hiện thụ lý và phân công thẩm phán xem xét, giải quyết.

Đồng thời việc phân công thẩm phán xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải thực hiện theo Điều 9 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 như sau:

Phân công Thẩm phán xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 8 của Pháp lệnh này, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Đối với việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, Thẩm phán được phân công phải có hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục và hoạt động phòng ngừa người chưa thành niên vi phạm pháp luật.
2. Thẩm phán được phân công phải từ chối xem xét, quyết định nếu có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
3. Trường hợp Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ hoặc thuộc trường hợp phải từ chối xem xét, quyết định thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân

Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân (Hình từ Internet)

Trường hợp nào được phép từ chối thẩm phán được phân công xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân?

Căn cứ theo Điều 10 Pháp lệnh 09/2014/UBTVQH13 quy định có 4 trường hợp phải thay đổi, từ chối thẩm phán được phân công xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân gồm:

- Là người thân thích của người bị đề nghị.

- Đã tiến hành xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong cùng vụ việc đó.

- Đã tiến hành việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị đối với quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong cùng vụ việc đó.

- Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân gồm những gì?

Hiện nay được đề nghị áp dụng 3 biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân là đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Về hồ sơ đề nghị được quy định như sau:

- Căn cứ khoản 2 Điều 100 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (Được bổ sung bởi điểm e khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) thì hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:

+ Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng quy định tại khoản 1 Điều 99 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

+ Văn bản của Trưởng công an cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.

- Căn cứ khoản 2 Điều 102 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (Được bổ sung bởi điểm e khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) thì hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp cơ sở giáo dục bắt buộc bao gồm:

+ Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc quy định tại Điều 101 và Điều 118 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

+ Văn bản của Trưởng công an cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.

- Căn cứ khoản 2 Điều 104 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bao gồm:

+ Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Điều 103 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

+ Văn bản của Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tòa án nhân dân

Ngô Diễm Quỳnh

Tòa án nhân dân
Xử lý hành chính
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tòa án nhân dân có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tòa án nhân dân Xử lý hành chính
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến của Tòa án nhân dân đối với cá nhân bị kỷ luật khiển trách?
Pháp luật
05 loại hình khen thưởng trong Tòa án nhân dân? Đối tượng khen thưởng? Thời gian đề nghị khen thưởng cho lần tiếp theo được tính thế nào?
Pháp luật
Hội đồng Thi đua Khen thưởng Tòa án nhân dân do ai thành lập? Gồm những thành phần nào? Phiên họp của Hội đồng được tổ chức khi nào?
Pháp luật
Thời gian của năm thi đua trong Tòa án nhân dân tính từ ngày nào? Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân có bao nhiêu phó chủ tịch?
Pháp luật
Thời điểm xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua Tòa án nhân dân là khi nào? Lưu ý khi tổ chức trao tặng danh hiệu thi đua?
Pháp luật
Chiến sĩ thi đua cơ sở có là danh hiệu thi đua của Tòa án nhân dân? Ai quyết định khen thưởng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở?
Pháp luật
Khen thưởng phong trào thi đua là gì? Nội dung tổ chức phong trào thi đua của Tòa án nhân dân gồm những gì?
Pháp luật
Mô hình bảo hiến của Việt Nam là gì? Chức năng bảo hiến của Tòa án nhân dân được quy định như thế nào?
Pháp luật
Có bao nhiêu Cụm thi đua của Tòa án nhân dân theo quy định hiện hành? Đối tượng nào được tham gia vào công tác thi đua của Tòa án nhân dân?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản đối với cá nhân, tập thể trong Tòa án nhân dân gồm những gì?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào