Kho chứa LNG nổi là gì? Khi vận hành, hệ thống kho chứa LNG nổi sẽ tạo ra bao nhiêu loại nước thải?
Kho chứa LNG nổi là gì?
Căn cứ tại tiết 3.1.1 tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13966-1:2024 (ISO 20257-1:2020) về Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) - Công trình và thiết bị - Phần 1: Các yêu cầu chung cho thiết bị kho chứa nổi thì:
Kho chứa LNG nổi (floating LNG installation) là kho chứa LNG điển hình bao gồm các hệ thống kết cấu thân tàu, xử lý khí, hóa hơi và hóa lỏng, tồn chứa LNG, giao nhận/chuyển tải hydrocacbon (3.1.53), hệ thống neo và các hệ thống khác.
CHÚ THÍCH 1: Kết cấu thân tàu còn được gọi là thân tàu.
CHÚ THÍCH 2: Hệ thống xử lý khí, hóa hơi và hóa lỏng, bao gồm cả hệ thống đuốc, còn được gọi là khối thượng tầng. Khối thượng tầng nằm ngoài các quy định áp dụng cho kho chứa nổi.
CHÚ THÍCH 3: Kho chứa LNG còn được gọi là hệ thống chứa hàng và hệ thống làm hàng trên tàu.
CHÚ THÍCH 4: Hệ thống giao nhận hydrocacbon còn được gọi là hệ thống giao nhận hàng hóa, bao gồm thiết bị và hệ thống hạ tải (nếu có).
CHÚ THÍCH 5: Hệ thống neo đậu bao gồm cầu cảng, mố neo và đệm chống va (nếu có).
CHÚ THÍCH 6: Các ví dụ về các hệ thống khác là hệ thống phụ trợ và nhà ở.
Lưu ý: theo quy định tại Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13966-1:2024 (ISO 20257-1:2020) về Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) - Công trình và thiết bị - Phần 1: Các yêu cầu chung cho thiết bị kho chứa nổi về phạm vi áp dụng như sau:
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13966-1:2024 (ISO 20257-1:2020) quy định các yêu cầu chung và các hướng dẫn nhằm đảm bảo an toàn và đáp ứng yêu cầu về môi trường cho quá trình thiết kế và vận hành kho chứa LNG nổi bao gồm các thiết bị để hóa lỏng, tồn chứa, tái hóa khí, giao nhận và xử lý LNG.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13966-1:2024 (ISO 20257-1:2020) áp dụng đối với:
- Kho chứa LNG nổi - FLNG;
- Kho chứa và tái hóa khí nổi - FSRU;
- Kho nổi tồn chứa LNG - FSU.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13966-1:2024 (ISO 20257-1:2020) áp dụng đối với các kho chứa LNG nổi ngoài khơi, gần bờ hoặc trên ụ.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13966-1:2024 (ISO 20257-1:2020) áp dụng cho tất cả cầu cảng liên quan đến kho chứa LNG nổi đang trên ụ và cũng đề cập sơ bộ tới các giải pháp neo đậu của kho chứa LNG nổi.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13966-1:2024 (ISO 20257-1:2020) áp dụng cho cả kho chứa nổi đóng mới, kho chứa nổi được hoán cải và đề cập tới các yêu cầu cụ thể.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13966-1:2024 (ISO 20257-1:2020) không áp dụng cho:
- Kho chứa, nhà máy hoặc cơ sở tồn chứa, hóa lỏng và/hoặc tái hóa khí trên bờ, ngoại trừ FSRU và/hoặc FLNG trên ụ;
- Các nhà máy LNG ngoài khơi dựa trên kết cấu không nổi (ví dụ kết cấu trọng lực (nguyên tắc GBS)) và;
- Các phương tiện hỗ trợ ven bờ (như tàu hỗ trợ, tàu lai dắt).
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13966-1:2024 (ISO 20257-1:2020) không áp dụng cho thiết kế các nhà máy phát điện nổi mặc dù một số mục liên quan của tiêu chuẩn này có thể được tham khảo.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13966-1:2024 (ISO 20257-1:2020) không áp dụng cho các thiết bị liên quan đến việc sử dụng LNG làm nhiên liệu cho tàu.
Kho chứa LNG nổi là gì? (Hình từ Internet)
Trong giai đoạn đầu của dự án hệ thống kho chứa LNG nổi có cần phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (ENVID) sơ bộ không?
Theo quy định tại tiết 5.3.4 tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13966-1:2024 (ISO 20257-1:2020) về Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) - Công trình và thiết bị - Phần 1: Các yêu cầu chung cho thiết bị kho chứa nổi về đánh giá tác động và biện pháp bảo vệ môi trường
Theo đó, trong giai đoạn đầu của dự án hệ thống kho chứa LNG nổi, cần thực hiện đánh giá tác động môi trường (ENVID) sơ bộ.
Giống như đánh giá HAZID, đánh giá ENVID là một phương pháp xác định đa ngành có cấu trúc, được hỗ trợ bởi danh mục kiểm tra, cho phép xác định nhanh chóng, nhưng chính xác, các biện pháp bảo vệ môi trường; tuân thủ quy định của pháp luật cũng như để đảnh giá định lượng về hiệu quả của các biện pháp đó. Đánh giá ENVID tập trung vào các vấn đề môi trường liên quan đến vận hành bình thường và không liên quan đến các sự cố (được bao gồm trong HAZID).
ENVID đảm bảo việc xác định tất cả các biện pháp kiểm soát đã được thực hiện để giảm tác động môi trường bất lợi từ dự án trong khi lập đánh giá tác động môi trường và cung cấp một số hướng dẫn cho các kỹ sư về các cơ hội cải tiến tiềm năng.
Tùy thuộc vào độ phức tạp của dự án, có thể kết hợp đánh giá này với đánh giá HAZID. Xem thêm 5.4.3.2.
Lưu ý: theo quy định tại tiết 5.3.1 tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13966-1:2024 (ISO 20257-1:2020) về Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) - Công trình và thiết bị - Phần 1: Các yêu cầu chung cho thiết bị kho chứa nổi thì
Điều khoản này cung cấp thông tin tổng quan/khái quát về các khía cạnh môi trường liên quan đến quá trình chạy thử và chạy thương mại của hệ thống thiết bị kho nổi LNG.
Điều khoản phụ này không nhằm mục đích bao quát mọi khía cạnh hoặc thay thế đánh giá tác động môi trường, mà nhằm cung cấp các khía cạnh môi trường cần xử lý khi phát triển hệ thống FLNG đồng thời đưa ra các khuyến cáo bổ sung.
Khi vận hành, hệ thống kho chứa LNG nổi sẽ tạo ra bao nhiêu loại nước thải?
Căn cứ tại tiểu tiết 5.3.5.3.1 tiết 5.3.5 tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13966-1:2024 (ISO 20257-1:2020) về Khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) - Công trình và thiết bị - Phần 1: Các yêu cầu chung cho thiết bị kho chứa nổi thì:
Khi vận hành, hệ thống kho chứa LNG nổi sẽ tạo ra 4 đến 5 loại nước thải:
(1) nước thải sinh hoạt: nước thải từ các khu vực sinh hoạt (ví dụ như phòng bếp, giặt là, chỗ ở);
(2) nước thải công nghiệp:
- nước thải từ các khu vực công nghệ (ví dụ như nước sản xuất, nước muối từ hệ thống cung cấp nước sạch);
- nước mưa (ví dụ như nước mưa, nước rửa boong, hydrocacbon vô tình được giải phóng);
- nước chữa cháy;
- nước dằn;
- nước bẩn đáy tàu;
(3) hệ thống nước biển:
- hệ thống nước làm mát;
- hệ thống tái hóa khí;
- máy tách nước biển (IGG), nếu có;
(4) hóa chất:
- hóa chất được sử dụng trong các khu vực công nghệ và phụ trợ;
- hóa chất từ phòng thí nghiệm.
Đối với bốn loại nước thải này, các yêu cầu quy định áp dụng cho hệ thống/thiết bị sẽ tác động đến các yêu cầu thiết kế, giám sát và các yêu cầu xác nhận.
Phan Thanh Thảo
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13966-1:2024 (ISO 20257-1:2020)
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13966-1:2024 (ISO 20257-1:2020)
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13966-1:2024 (ISO 20257-1:2020)
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13966-1:2024 (ISO 20257-1:2020)
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13966-1:2024 (ISO 20257-1:2020)
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13966-1:2024 (ISO 20257-1:2020)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kho chứa LNG nổi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai gửi Tòa án? Cách viết đơn khởi kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai?
- Điều lệ Đảng quy định thế nào về độ tuổi kết nạp Đảng? Đảng viên phải thường xuyên tự phê bình với Đảng?
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?