Khoa dinh dưỡng trong bệnh viện có bộ phận dinh dưỡng điều trị không? Người làm chuyên môn về dinh dưỡng điều trị trong bệnh viện là ai?
Khoa dinh dưỡng trong bệnh viện có bộ phận dinh dưỡng điều trị không?
Khoa dinh dưỡng trong bệnh viện có bộ phân dinh dưỡng điều trị không, thì theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Thông tư 18/2020/TT-BYT về cơ cấu tổ chức dinh dưỡng như sau:
Cơ cấu tổ chức về dinh dưỡng
1. Tổ chức hoạt động dinh dưỡng:
Căn cứ vào Quy chế tổ chức và hoạt động của bệnh viện, việc thành lập khoa Dinh dưỡng hoặc bộ phận Dinh dưỡng trong khối lâm sàng của bệnh viện được thực hiện như sau:
a) Đối với bệnh viện có quy mô từ 100 giường bệnh trở lên phải thành lập khoa Dinh dưỡng. Mỗi 100 giường bệnh phải có tối thiểu 01 người làm chuyên môn về dinh dưỡng.
b) Đối với bệnh viện có quy mô dưới 100 giường bệnh, nếu không thành lập được khoa Dinh dưỡng thì phải có bộ phận Dinh dưỡng hoặc có người phụ trách dinh dưỡng làm việc toàn thời gian.
2. Khoa Dinh dưỡng phải có các bộ phận sau đây:
a) Bộ phận tư vấn dinh dưỡng.
b) Bộ phận dinh dưỡng điều trị.
c) Bộ phận chế biến và cung cấp chế độ dinh dưỡng.
Nếu chưa có bộ phận chế biến và cung cấp chế độ dinh dưỡng, bệnh viện phải ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân ngoài bệnh viện để chế biến suất ăn ngay tại bệnh viện và tổ chức, cá nhân này phải chịu sự giám sát về chuyên môn và an toàn thực phẩm của khoa Dinh dưỡng.
Như vậy, theo quy định trên thì khoa dinh dưỡng trong bệnh viện gồm 03 bộ phận trong đó có bộ phân dinh dưỡng điều trị.
Khoa dinh dưỡng trong bệnh viện có bộ phân dinh dưỡng điều trị không? Người làm chuyên môn về dinh dưỡng điều trị trong bệnh viên là ai? (Hình từ Internet)
Người làm chuyên môn về dinh dưỡng điều trị trong bệnh viện là ai?
Người làm chuyên môn về dinh dưỡng điều trị trong bệnh viên được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 18/2020/TT-BYT như sau:
Người làm chuyên môn về dinh dưỡng
1. Trưởng khoa Dinh dưỡng phải là người làm việc cơ hữu toàn thời gian về dinh dưỡng, bao gồm:
a) Bác sỹ y khoa hoặc bác sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo 6 tháng trở lên về dinh dưỡng lâm sàng.
b) Dinh dưỡng viên có trình độ từ đại học trở lên nếu bệnh viện chưa có bác sỹ đáp ứng yêu cầu tại điểm a Khoản này.
2. Người làm chuyên môn về dinh dưỡng điều trị là bác sỹ y khoa, bác sỹ đa khoa có chứng chỉ đào tạo về dinh dưỡng lâm sàng hoặc dinh dưỡng viên.
Như vậy, theo quy định trên thì người làm chuyên môn về dinh dưỡng điều trị trong bệnh viên là bác sỹ y khoa, bác sỹ đa khoa có chứng chỉ đào tạo về dinh dưỡng lâm sàng hoặc dinh dưỡng viên.
Ai có trách nhiệm đề nghị bộ phận dinh dưỡng điều trị tham gia hội chẩn các bệnh liên quan đến dinh dưỡng?
Ai có trách nhiệm đề nghị bộ phận dinh dưỡng điều trị tham gia hội chẩn các bệnh liên quan đến dinh dưỡng thì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 13 Thông tư 18/2020/TT-BYT như sau:
Trách nhiệm của các chức danh chuyên môn khác trong hoạt động chuyên môn về dinh dưỡng
1. Trách nhiệm của bác sỹ điều trị:
a) Chỉ định chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng dinh dưỡng và bệnh lý cho người bệnh được phân công điều trị. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện chế độ dinh dưỡng và an toàn thực phẩm liên quan tới người bệnh.
b) Đề nghị bộ phận dinh dưỡng điều trị của khoa Dinh dưỡng tham gia hội chẩn các trường hợp bệnh liên quan đến dinh dưỡng hoặc các trường hợp suy dinh dưỡng, bệnh phối hợp, bệnh lý nặng.
c) Hội chẩn với bác sỹ khoa dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng viên để xây dựng và chỉ định chế độ dinh dưỡng phù hợp đối với người bệnh bị suy dinh dưỡng nặng, người bệnh được phân cấp chăm sóc cấp I.
d) Cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết của người bệnh cho Khoa Dinh dưỡng hoặc bộ phận dinh dưỡng để áp dụng chế độ dinh dưỡng bệnh lý thích hợp.
2. Trách nhiệm của điều dưỡng trưởng các khoa lâm sàng:
a) Tổ chức thực hiện tổng hợp chế độ dinh dưỡng hàng ngày theo chỉ định của bác sỹ điều trị và chuyển dữ liệu cho khoa Dinh dưỡng hoặc bộ phận dinh dưỡng chuẩn bị chế độ dinh dưỡng cho người bệnh của khoa.
b) Tổ chức tiếp nhận, hỗ trợ và giám sát người bệnh thực hiện chế độ dinh dưỡng tại khoa.
c) Tổ chức thực hiện tư vấn, truyền thông dinh dưỡng cho người bệnh tại khoa.
3. Trách nhiệm của điều dưỡng viên:
a) Thực hiện sàng lọc yếu tố nguy cơ dinh dưỡng của người bệnh.
b) Thực hiện hỗ trợ, theo dõi, tư vấn, giám sát việc thực hiện chế độ dinh dưỡng của người bệnh và ghi hồ sơ theo quy định.
Như vậy, bác sỹ điều trị có trách nhiệm đề nghị bộ phận dinh dưỡng điều trị tham gia hội chẩn các trường hợp bệnh liên quan đến dinh dưỡng hoặc các trường hợp suy dinh dưỡng, bệnh phối hợp, bệnh lý nặng.
Ngoài ra, bác sỹ điều trị còn có các trách nhiệm được quy định cụ thể trên.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hoạt động dinh dưỡng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng thỏa thuận cung cấp dịch vụ công tác xã hội mới nhất là mẫu nào? Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội?
- Hướng dẫn 4705 về việc tuyển dụng và gọi công dân nhập ngũ năm 2025 thế nào? Hướng dẫn tuyển chọn và gọi công dân nữ nhập ngũ năm 2025?
- Mẫu Biên bản làm việc với Đảng viên xin ra khỏi Đảng? Đảng viên xin ra khỏi Đảng có được kết nạp lại?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của chi bộ ở trường học mới nhất? Hướng dẫn cách viết báo cáo tổng kết?
- Tải về mẫu phiếu theo dõi việc sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ công chức file word mới nhất?