Khoản dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng được hạch toán vào đâu? Tổ chức tín dụng trích lập dự phòng rủi ro để làm gì?
Khoản dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng được hạch toán vào đâu?
Căn cứ theo Điều 147 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng như sau:
Dự phòng rủi ro
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Khoản dự phòng rủi ro này được hạch toán vào chi phí hoạt động.
2. Việc phân loại tài sản có thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
3. Việc sử dụng dự phòng rủi ro không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với khoản nợ được sử dụng dự phòng rủi ro và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến khoản nợ. Mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ.
4. Trường hợp đặc biệt để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, đối ngoại, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở đề xuất của Ngân hàng Nhà nước.
...
Như vậy, các khoản dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng được hạch toán vào chi phí hoạt động.
Theo đó, việc sử dụng dự phòng rủi ro không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đối với khoản nợ được sử dụng dự phòng rủi ro và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến khoản nợ.
Lưu ý: Trường hợp đặc biệt để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, đối ngoại, Thủ tướng Chính phủ quyết định việc phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở đề xuất của Ngân hàng Nhà nước
Khoản dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng được hạch toán vào đâu? (hình từ internet)
Tổ chức tín dụng trích lập dự phòng rủi ro để làm gì?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 86/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
4. Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập để dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.
5. Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.
6. Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể.
7. Khách hàng là tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân, các chủ thể khác theo quy định của pháp luật dân sự có nghĩa vụ trả nợ, thanh toán cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo thỏa thuận.
...
Như vậy, tổ chức tín dụng trích lập dự phòng rủi ro để dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng. Theo đó:
- Tổ chức tín dụng trích lập dự phòng cụ thể để dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.
- Tổ chức tín dụng trích lập dự phòng chung là để dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể.
Công thức xác định mức trích lập dự phòng cụ thể trong dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 86/2024/NĐ-CP thì số tiền dự phòng cụ thể phải trích đối với từng khách hàng của tổ chức tín dụng được tính theo công thức sau:
Trong đó:
R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng;
: là tổng số tiền dự phòng cụ thể của khách hàng từ số dư nợ thứ 1 đến thứ n.
Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri được xác định theo công thức:
Ri = (Ai - Ci) x r
Trong đó:
Ai: Số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Đối với khoản nợ đã bán nhưng chưa thu được đầy đủ tiền bán nợ, Ai là số tiền bán nợ chưa thu được đầy đủ.
Ci: Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm, tài sản cho thuê tài chính, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác trong hoạt động chiết khấu, mua bán lại trái phiếu Chính phủ (sau đây gọi là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i.
r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 Nghị định 86/2024/NĐ-CP.
Trường hợp Ci > Ai thì Ri được tính bằng 0.
Nguyễn Phạm Đài Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dự phòng rủi ro có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?