Khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% gồm các khoản tiền thuế nào? Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp nào?
Khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% gồm các khoản tiền thuế nào?
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Nguồn thu của ngân sách địa phương
1. Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%:
a) Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;
b) Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
c) Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
d) Tiền sử dụng đất;
đ) Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước, không kể tiền thuê đất, thuê mặt nước từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;
e) Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
g) Lệ phí môn bài;
h) Lệ phí trước bạ;
i) Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, kể cả hoạt động xổ số điện toán;
k) Các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại các tổ chức kinh tế (bao gồm cả gốc và lãi); thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đại diện chủ sở hữu;
...
Như vậy, tiền thuế thuộc khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% gồm:
- Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
- Tiền sử dụng đất;
- Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước, không kể tiền thuê đất, thuê mặt nước từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí.
Khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% gồm các khoản tiền thuế nào? Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp nào? (hình từ internet)
Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp nào?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 163/2016/NĐ-CP quy định về hệ thống ngân sách nhà nước và quan hệ giữa các cấp ngân sách như sau:
Hệ thống ngân sách nhà nước và quan hệ giữa các cấp ngân sách
1. Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.
2. Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương, trong đó:
a) Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách tỉnh), bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
b) Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách huyện), bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách của các xã, phường, thị trấn;
c) Ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã).
3. Nguyên tắc phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi và quan hệ giữa các cấp ngân sách thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật ngân sách nhà nước.
Như vậy, ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương, trong đó:
- Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách tỉnh), bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
- Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách huyện), bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách của các xã, phường, thị trấn;
- Ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã).
Nội dung công khai ngân sách các cấp ở địa phương gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 47 Nghị định 163/2016/NĐ-CP thì nội dung công khai ngân sách các cấp ở địa phương:
(1) Công khai số liệu, thuyết minh dự toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân, dự toán ngân sách địa phương được Hội đồng nhân dân quyết định; quyết toán ngân sách được Hội đồng nhân dân phê chuẩn; gồm:
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn theo từng lĩnh vực và theo từng loại thuế;
Cân đối thu, chi ngân sách địa phương;
Thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp;
Chi ngân sách địa phương, trong đó chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên; chi trả nợ lãi và chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính đối với ngân sách cấp tỉnh, dự phòng ngân sách;
Chi ngân sách cấp mình theo từng lĩnh vực; tổng số và chi tiết theo từng lĩnh vực chi ngân sách cấp mình cho từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình; chi xây dựng cơ bản từ ngân sách cấp mình cho từng dự án, công trình; chi cho các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia;
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từng địa phương cấp dưới, chi ngân sách cấp dưới, số bổ sung cân đối và bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp mình cho từng ngân sách cấp dưới;
Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương cho từng cấp ngân sách cho các năm trong thời kỳ ổn định ngân sách;
(2) Công khai số liệu, thuyết minh tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, dự toán thu ngân sách địa phương, dự toán chi ngân sách địa phương.
Nguyễn Phạm Đài Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngân sách địa phương có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ mới nhất? Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động thanh tra?
- Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 1954 Liên quân Việt Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?
- Cá nhân cải tạo nhà ở có phải kết hợp với việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa không?
- Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu là người khai hải quan đúng không? Gian lận thuế là hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan?