Khoản tiền viện phí thu của quân nhân phục viên khám bệnh, chữa bệnh được quản lý, sử dụng như thế nào?
Các bệnh viện quân y tổ chức thu tiền viện phí đối với quân nhân phục viên theo phương thức nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 107/2016/TT-BQP quy định như sau:
Phương thức thu, quản lý, sử dụng viện phí
1. Phương thức thu viện phí: Các bệnh viện quân y tổ chức thu viện phí được thực hiện như đối tượng phải nộp một phần viện phí y tế; người bệnh nộp tiền viện phí và thanh toán viện phí trực tiếp tại cơ quan tài chính của bệnh viện, cụ thể như sau:
a) Đối tượng thuộc diện được giảm tiền viện phí phải nộp tiền viện phí theo quy định (sau khi đã trừ phần được giảm);
b) Đối tượng không thuộc diện miễn hoặc giảm viện phí thì phải nộp toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.
...
Theo đó, các bệnh viện quân y tổ chức thu tiền viện phí đối với quân nhân phục viên theo phương thức sau:
Các bệnh viện quân y tổ chức thu viện phí được thực hiện như đối tượng phải nộp một phần tiền viện phí y tế; người bệnh nộp tiền viện phí và thanh toán tiền viện phí trực tiếp tại cơ quan tài chính của bệnh viện, cụ thể như sau:
- Đối tượng thuộc diện được giảm tiền viện phí phải nộp tiền viện phí theo quy định (sau khi đã trừ phần được giảm);
- Đối tượng không thuộc diện miễn hoặc giảm tiền viện phí thì phải nộp toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định.
Tiền viện phí (Hình từ Internet)
Khoản tiền viện phí thu của quân nhân phục viên khám bệnh, chữa bệnh được quản lý, sử dụng như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 107/2016/TT-BQP quy định như sau:
Phương thức thu, quản lý, sử dụng viện phí
...
2. Quản lý, sử dụng viện phí
a) Khoản viện phí thu của quân nhân phục viên khám bệnh, chữa bệnh nộp là nguồn thu bổ sung vào ngân sách chung của bệnh viện; được sử dụng để bổ sung kinh phí mua thuốc, dịch truyền, máu, hóa chất xét nghiệm, phim X-quang, vật tư tiêu hao thiết yếu, in một số mẫu biểu phục vụ người bệnh;
b) Việc quản lý, sử dụng viện phí thu được của quân nhân phục viên được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Quốc phòng. Cơ quan tài chính bệnh viện phải mở sổ đăng ký, thống kê theo dõi đầy đủ, chính xác, kịp thời.
Như vậy, khoản tiền viện phí thu của quân nhân phục viên khám bệnh, chữa bệnh nộp là nguồn thu bổ sung vào ngân sách chung của bệnh viện;
Đồng thời, được sử dụng để bổ sung kinh phí mua thuốc, dịch truyền, máu, hóa chất xét nghiệm, phim X-quang, vật tư tiêu hao thiết yếu, in một số mẫu biểu phục vụ người bệnh;
- Việc quản lý, sử dụng tiền viện phí thu được của quân nhân phục viên được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Quốc phòng.
Cơ quan tài chính bệnh viện phải mở sổ đăng ký, thống kê theo dõi đầy đủ, chính xác, kịp thời.
Quân nhân phục viên được miễn tiền viện phí khi đi khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 107/2016/TT-BQP quy định như sau:
Chế độ miễn, giảm tiền viện phí
1. Quân nhân phục viên được miễn tiền viện phí khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có hộ khẩu và cư trú thường xuyên tại các xã vùng sâu, vùng núi cao, biên giới, hải đảo thuộc những địa danh theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
b) Có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có chứng nhận của địa phương (cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện và tương đương);
c) Mắc một trong các bệnh: Sốt rét, lao, tâm thần, phong, bệnh dại phải tiêm phòng và Điều trị;
d) Bệnh cũ trong thời gian tại ngũ tái phát (theo hồ sơ sức khỏe hoặc giấy ra viện trong thời gian tại ngũ);
đ) Trong thời gian tại ngũ có từ 3 năm trở lên công tác ở những địa bàn đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hoặc công tác ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên, hoặc làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh Mục nghề, công việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành. Thời gian công tác, làm nghề, công việc nêu trên nếu gián đoạn thì được cộng dồn.
...
Theo đó, quân nhân phục viên được miễn tiền viện phí khi đi khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp sau:
- Có hộ khẩu và cư trú thường xuyên tại các xã vùng sâu, vùng núi cao, biên giới, hải đảo thuộc những địa danh theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
- Có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, có chứng nhận của địa phương (cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện và tương đương);
- Mắc một trong các bệnh: Sốt rét, lao, tâm thần, phong, bệnh dại phải tiêm phòng và Điều trị;
- Bệnh cũ trong thời gian tại ngũ tái phát (theo hồ sơ sức khỏe hoặc giấy ra viện trong thời gian tại ngũ);
- Trong thời gian tại ngũ có từ 3 năm trở lên công tác ở những địa bàn đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hoặc công tác ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên, hoặc làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh Mục nghề, công việc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
Thời gian công tác, làm nghề, công việc nêu trên nếu gián đoạn thì được cộng dồn.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khám chữa bệnh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?