Khoảng cách tối thiểu từ điểm tựa gần nhất của thiết bị xếp dỡ đến mép hào, hố tối đa là bao nhiêu mét?

Cho anh hỏi quá trình sử dụng thiết bị xếp dỡ cần đáp ứng những quy định nào về an toàn? Khoảng cách tối thiểu từ điểm tựa gần nhất của thiết bị xếp dỡ đến mép hào, hố tối đa là bao nhiêu mét? Khoảng cách tối thiểu từ thiết bị xếp dỡ đến đường dây tải điện gần nhất là bao nhiêu? - Câu hỏi của anh Trần Bình - Đồng Nai

Quá trình sử dụng thiết bị xếp dỡ cần đáp ứng những quy định nào về an toàn?

Căn cứ tiểu mục 1.7 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2018/BGTVT về Chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị xếp dỡ, các quy định an toàn trong sử dụng thiết bị xếp dỡ được nêu cụ thể như sau:

Quy định an toàn trong sử dụng thiết bị xếp dỡ
1.7.1 Tất cả các thiết bị xếp dỡ theo quy định của Nhà nước đều phải kiểm định và thử theo các quy định của Quy chuẩn này.
1.7.2 Đơn vị sử dụng chỉ được phép sử dụng những thiết bị xếp dỡ có tình trạng kỹ thuật tốt, đã được kiểm định, thử và có giấy chứng nhận đang còn thời hạn. Không được phép sử dụng thiết bị xếp dỡ và các bộ phận mang tải chưa qua kiểm định, thử và chưa được cấp giấy chứng nhận sử dụng;
1.7.3 Chỉ được phép bố trí những người điều khiển thiết bị xếp dỡ đã được đào tạo và được cấp giấy chứng nhận. Những người buộc móc tải, đánh tín hiệu phải là thợ chuyên nghiệp, hoặc thợ nghề khác nhưng phải qua đào tạo.
1.7.4 Người điều khiển thiết bị xếp dỡ phải nắm chắc đặc tính kỹ thuật, tính năng tác dụng của các bộ phận cơ cấu của thiết bị, đồng thời nắm vững các yêu cầu về an toàn trong quá trình sử dụng thiết bị.
1.7.5 Chỉ được phép sử dụng thiết bị xếp dỡ theo đúng tính năng, tác dụng và đặc tính kỹ thuật của thiết bị do nhà máy chế tạo quy định. Không cho phép nâng tải có trọng lượng vượt quá sức nâng cho phép (SWL) của thiết bị xếp dỡ.
1.7.6 Không cho phép sử dụng thiết bị xếp dỡ có cơ cấu nâng được đóng mở bằng ly hợp ma sát hoặc ly hợp vấu để nâng hạ và di chuyển người, kim loại lỏng, vật liệu nổ, chất độc, bình đựng khí nén hoặc chất lỏng nén.
1.7.7 Chỉ được phép chuyển tải bằng thiết bị xếp dỡ qua nhà xưởng, nhà ở hoặc chỗ có người khi có biện pháp đảm bảo an toàn riêng biệt loại trừ được khả năng gây sự cố và tai nạn lao động.
1.7.8 Chỉ được dùng hai hoặc nhiều thiết bị xếp dỡ để cùng nâng một tải trong các trường hợp đặc biệt và phải có giải pháp an toàn được tính toán và duyệt. Tải phân bố lên mỗi thiết bị xếp dỡ không được lớn hơn sức nâng của thiết bị xếp dỡ đó. Trong giải pháp an toàn phải có sơ đồ buộc móc tải, sơ đồ di chuyển tải và chỉ rõ trình tự thực hiện các thao tác, yêu cầu về kích thước, vật liệu và công nghệ chế tạo các thiết bị phụ trợ để móc tải. Phải giao trách nhiệm cho người có kinh nghiệm về công tác nâng chuyển chỉ huy suốt quá trình nâng chuyển.
1.7.9 Trong quá trình sử dụng thiết bị xếp dỡ, không cho phép:
- Người lên, xuống thiết bị xếp dỡ khi thiết bị xếp dỡ đang hoạt động;
- Người ở trong bán kính quay của cần trục;
- Người ở trong vùng hoạt động của thiết bị xếp dỡ mang tải bằng nam châm, chân không hoặc gầu ngoạm;
- Nâng, hạ và chuyển tải khi có người đứng ở trên tải;
- Nâng tải trong tình trạng tải chưa ổn định hoặc chỉ móc một bên của móc cẩu kép;
- Nâng tải bị vùi xuống đất, bị các vật khác đè lên, bị liên kết bằng bulông hoặc bằng bê tông với các vật khác;
- Dùng thiết bị xếp dỡ để lấy cáp hoặc xích buộc tải đang bị vật đè lên;
- Đưa tải qua lỗ cửa sổ hoặc ban công khi không có sàn nhận tải;
- Chuyển hướng chuyển động của các cơ cấu khi cơ cấu chưa ngừng hẳn;
- Nâng tải lớn hơn sức nâng cho phép tương ứng với tầm với và vị trí của chân chống phụ của cần trục;
- Cẩu với, kéo lê tải;
- Vừa dùng người đẩy hoặc kéo tải vừa cho cơ cấu nâng hạ tải.
1.7.10 Phải đảm bảo lối đi tự do cho người điều khiển thiết bị xếp dỡ khi điều khiển bằng nút bấm từ mặt đất hoặc sàn nhà.
1.7.11 Khi thiết bị xếp dỡ di động đang làm việc, các lối lên và ra đường ray phải được rào chắn.
1.7.12 Cấm người ở trên hành lang của thiết bị xếp dỡ khi chúng đang hoạt động. Chỉ cho phép tiến hành các công việc vệ sinh, tra dầu mỡ, sửa chữa trên thiết bị xếp dỡ khi đã thực hiện các biện pháp đảm bảo làm việc an toàn (phòng ngừa rơi ngã, điện giật...).
1.7.13 Đơn vị sử dụng phải quy định và tổ chức thực hiện hệ thống trao đổi tín hiệu giữa người buộc móc tải với người điều khiển thiết bị xếp dỡ. Tín hiệu sử dụng phải được quy định cụ thể và không thể lẫn được với các hiện tượng khác ở xung quanh.
1.7.14 Khi người sử dụng thiết bị xếp dỡ không nhìn thấy tải trong suốt quá trình nâng hạ và di chuyển tải phải bố trí người đánh tín hiệu.
1.7.15 Khi nâng, chuyển tải ở gần các công trình, thiết bị và chướng ngại vật, phải đảm bảo an toàn cho các công trình, thiết bị... và những người ở gần chúng.
1.7.16 Các thiết bị xếp dỡ làm việc ngoài trời phải ngừng hoạt động khi tốc độ gió lớn hơn tốc độ gió cho phép theo thiết kế của thiết bị đó.
1.7.17 Đối với thiết bị xếp dỡ làm việc ngoài trời, không cho phép treo panô, áp phích, khẩu hiệu hoặc che chắn làm tăng diện tích cản gió của thiết bị xếp dỡ.
1.7.18 Phải xiết chặt các thiết bị kẹp ray, thiết bị chống tự di chuyển của các cần trục tháp, cổng trục, cần trục chân đế khi kết thúc làm việc hoặc khi tốc độ gió vượt tốc độ gió cho phép. Khi có bão phải có biện pháp gia cố thêm đối với các loại máy trục nói trên.
1.7.19 Chỉ được phép hạ tải xuống vị trí đã định, nơi loại trừ được khả năng rơi, đổ hoặc trượt. Chỉ được phép tháo bỏ dây treo các kết cấu, bộ phận lắp ráp khỏi móc, khi các kết cấu và bộ phận đó đã được cố định chắc chắn và ổn định.
1.7.20 Trước khi hạ tải xuống hào, hố, giếng, hầm tàu... phải hạ móc không tải xuống vị trí thấp nhất để kiểm định số vòng cáp còn lại trên tang. Nếu số vòng cáp còn lại trên tang từ 2 vòng trở lên, thì mới được phép nâng, hạ tải.
1.7.21 Phải ngừng hoạt động của thiết bị xếp dỡ khi:
- Phát hiện các vết nứt ở những vị trí quan trọng của kết cấu kim loại;
- Phát hiện biến dạng dư của kết cấu kim loại;
- Phát hiện phanh của bất kỳ một cơ cấu nào bị hỏng;
- Phát hiện móc, cáp, ròng rọc, tang bị mòn quá giới hạn cho phép, bị rạn nứt hoặc hư hỏng khác;
- Phát hiện đường ray của thiết bị xếp dỡ hư hỏng hoặc không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
1.7.22 Khi bốc, xếp tải lên các phương tiện vận tải phải đảm bảo độ ổn định của phương tiện vận tải.
1.7.23 Người buộc móc tải chỉ được phép đến gần tải khi tải đã hạ đến độ cao không lớn hơn 1 m tính từ mặt sàn chỗ người móc tải đứng.
1.7.24 Thiết bị xếp dỡ phải được bảo dưỡng định kỳ. Phải sửa chữa, thay thế các chi tiết, bộ phận đã bị hư hỏng, mòn quá giới hạn cho phép.
1.7.25 Khi sửa chữa, thay thế các chi tiết bộ phận của thiết bị xếp dỡ, phải có biện pháp đảm bảo an toàn.
Sau khi thay thế, sửa chữa các bộ phận, chi tiết quan trọng phải tiến hành kiểm định và thử thiết bị xếp dỡ trước khi đưa vào sử dụng.

Khoảng cách tối thiểu từ điểm tựa gần nhất của thiết bị xếp dỡ đến mép hào, hố tối đa là bao nhiêu mét?

Khoảng cách tối thiểu từ điểm tựa gần nhất của thiết bị xếp dỡ đến mép hào, hố tối đa là bao nhiêu mét?

Khoảng cách tối thiểu từ điểm tựa gần nhất của thiết bị xếp dỡ đến mép hào, hố tối đa là bao nhiêu mét? (Hình từ Internet)

Căn cứ tiểu mục 1.6.10 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2018/BGTVT về Chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị xếp dỡ có quy định cụ thể như sau:

Khi đặt thiết bị xếp dỡ tại mép hào, hố, rãnh phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu từ điểm tựa gần nhất của thiết bị xếp dỡ đến mép hào hố, không được nhỏ hơn giá trị trong Bảng 1.1:
Bảng 1.1. Khoảng cách cho phép nhỏ nhất

Độ sâu hào, hố (m)

Khoảng cách cho phép nhỏ nhất đối với các loại đất (m)





Cát sỏi

Á cát

Á sét

Sét

Hoàng thổ


1

1,5

1,25

1

1

1

2

3

2,4

2

1,5

2

3

4

3,6

3,25

1,75

2,5

4

5

4,4

4

3

3

5

6

5,3

4,75

3,5

3,5

Nếu điều kiện mặt bằng không cho phép đảm bảo được khoảng cách quy định theo bảng trên, phải có biện pháp chống sụt lở hào, hố, rãnh trước khi đặt thiết bị xếp dỡ vào vị trí.

Có thể thấy, khoảng cách tối thiểu từ điểm tựa gần nhất của thiết bị xếp dỡ đến mép hào hố được quy định tương ứng theo độ sâu của hào, hố, cụ thể như trên.

Khoảng cách tối thiểu từ thiết bị xếp dỡ đến đường dây tải điện gần nhất là bao nhiêu?

Theo tiểu mục 1.6.9 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 22:2018/BGTVT về Chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị xếp dỡ, khoảng cách tối thiểu từ thiết bị xếp dỡ đến đường dây tải điện gần nhất được quy định cụ thể như sau:

Đặt thiết bị xếp dỡ hoạt động trong vùng bảo vệ của đường dây tải điện trên không phải được cơ quan quản lý đường dây cho phép; giấy phép phải kèm theo hồ sơ của thiết bị.
Khi thiết bị xếp dỡ làm việc ở gần đường dây tải điện phải đảm bảo trong suốt quá trình làm việc khoảng cách nhỏ nhất từ thiết bị xếp dỡ hoặc từ tải đến đường dây tải điện gần nhất không được nhỏ hơn giá trị sau:
- 1,5 m đối với đường dây có điện thế đến 1 kV;
- 2 m đối với đường dây có điện thế đến 1 - 20 kV;
- 4 m đối với đường dây có điện thế đến 35 - 110 kV;
- 5 m đối với đường dây có điện thế đến 150 - 220 kV;
- 6 m đối với đường dây có điện thế đến 330 kV;
- 9 m đối với đường dây có điện thế đến 500 kV.

Như vậy, tùy vào điện thế của đường dây điện mà khoảng cách gần nhất từ thiết bị xếp dỡ đến đường dây tải điện gần nhất, cụ thể như quy định trên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thiết bị xếp dỡ

Trần Hồng Oanh

Thiết bị xếp dỡ
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thiết bị xếp dỡ có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thiết bị xếp dỡ
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ sở sản xuất thiết bị xếp dỡ sử dụng trong giao thông vận tải muốn kiểm tra thiết bị trong sản xuất thì hồ sơ kiểm tra bao gồm những gì?
Pháp luật
Cơ sở thiết kế thiết bị xếp dỡ sử dụng trong giao thông vận tải muốn thẩm định thiết kế thì trong hồ sơ đề nghị thẩm định gồm những gì?
Pháp luật
Khi thiết kế kết cấu và các cơ cấu của thiết bị xếp dỡ cần xét đến các tải trọng nào? Động đất có ảnh hưởng thế nào đến kết cấu của thiết bị xếp dỡ?
Pháp luật
Khoảng cách tối thiểu từ điểm tựa gần nhất của thiết bị xếp dỡ đến mép hào, hố tối đa là bao nhiêu mét?
Pháp luật
Hồ sơ thiết kế khi chế tạo mới thiết bị xếp dỡ để trình thẩm định gồm những thành phần nào? Cơ sở thực hiện phương pháp phân nhóm chung các thiết bị xếp dỡ là gì?
Pháp luật
Các tải trọng chính xét đến trong thiết kế kết cấu của thiết bị xếp dỡ bao gồm những loại nào?
Pháp luật
Các phương tiện, thiết bị xếp dỡ dùng trong giao thông vận tải bao gồm những thiết bị cụ thể nào? Quá trình đóng dấu và gắn nhãn thiết bị của cơ sở chế tạo được thực hiện ra sao?
Pháp luật
Trong quá trình tháo lắp thiết bị xếp dỡ được phép dùng máy trục để nâng hạ người hay không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào