Khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng trên thị trường chứng khoán Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài còn được phép mua được tính theo nguyên tắc gì?
- Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam được quy định thế nào?
- Nguyên tắc tính khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng trên thị trường chứng khoán Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài còn được phép mua thế nào?
- Nguyên tắc hiển thị thông tin lệnh mua của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng niêm yết thế nào?
Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam được quy định thế nào?
Tại Điều 139 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam như sau:
Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam
1. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty đại chúng được xác định như sau:
a) Công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà điều ước quốc tế có Việt Nam là thành viên quy định về sở hữu nước ngoài thì thực hiện theo điều ước quốc tế;
b) Công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà pháp luật liên quan có quy định về sở hữu nước ngoài thì thực hiện theo quy định tại pháp luật đó;
c) Công ty đại chúng hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh thuộc danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài thì thực hiện theo quy định về sở hữu nước ngoài tại danh mục. Trường hợp ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện tại danh mục không quy định cụ thể điều kiện tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại công ty là 50% vốn điều lệ;
d) Công ty đại chúng không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này, tỷ lệ sở hữu nước ngoài là không hạn chế;
đ) Trường hợp công ty đại chúng hoạt động đa ngành, nghề, có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, tỷ lệ sở hữu nước ngoài không vượt quá mức thấp nhất trong các ngành, nghề có quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài;
e) Trường hợp công ty đại chúng quyết định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa thấp hơn tỷ lệ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều này thì tỷ lệ cụ thể phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua và quy định tại Điều lệ công ty.
2. Doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài thực hiện theo quy định pháp luật về cổ phần hóa. Trường hợp pháp luật về cổ phần hóa không có quy định thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư không hạn chế vào công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ, cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán, chứng khoán phái sinh, chứng chỉ lưu ký, chứng quyền có bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có liên quan quy định khác.
4. Trường hợp phát hành cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền, chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục, chứng quyền có bảo đảm, chứng chỉ lưu ký, tổ chức phát hành phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu nước ngoài sau khi phát hành, chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu hoặc đến thời hạn mua cổ phiếu hoặc khi thực hiện hoán đổi chứng chỉ quỹ thành cổ phiếu, thực hiện chứng quyền, chuyển giao cổ phiếu cho tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tuân thủ quy định tại các khoản 1, 2 Điều này.
5. Trường hợp công ty đại chúng có tỷ lệ sở hữu nước ngoài vượt quá tỷ lệ quy định tại khoản 1 Điều này, công ty đại chúng phải bảo đảm không làm tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty. Trường hợp pháp luật liên quan không có quy định khác, các cổ đông của công ty đại chúng là nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ chỉ được phép bán ra cổ phiếu cho đến khi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này, ngoại trừ việc nhận cổ tức bằng cổ phiếu hoặc mua cổ phiếu trong đợt phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu.
Theo đó tùy theo ngành nghề kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận mà tỷ lệ sở hữu sẽ được điều chỉnh bởi các quy định pháp luật khác nhau. Cụ thể thực hiện theo trên.
Khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng trên thị trường chứng khoán Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài còn được phép mua được tính theo nguyên tắc gì? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc tính khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng trên thị trường chứng khoán Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài còn được phép mua thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 27 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 của Hội đồng thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam quy định nguyên tắc tính được chia làm hai trường hợp như sau:
- Đối với giao dịch khớp lệnh:
+ Khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng mua của nhà đầu tư nước ngoài bị trừ vào khối lượng được phép mua ngay sau khi lệnh mua được thực hiện;
Khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng bán của nhà đầu tư nước ngoài được cộng vào khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng được phép mua ngay sau khi kết thúc việc thanh toán giao dịch.
+ Lệnh mua hoặc một phần lệnh mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng của nhà đầu tư nước ngoài chưa được thực hiện sẽ không được khớp nếu khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng nhà đầu tư nước ngoài được phép mua đã hết và lệnh mua được nhập tiếp vào hệ thống giao dịch sẽ không được chấp nhận.
- Đối với giao dịch thỏa thuận:
- Khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng còn được phép mua của nhà đầu tư nước ngoài sẽ giảm xuống ngay sau khi giao dịch thỏa thuận giữa một nhà đầu tư nước ngoài mua với một nhà đầu tư trong nước bán được thực hiện.
- Khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng còn được phép mua của nhà đầu tư nước ngoài sẽ tăng lên ngay sau khi kết thúc việc thanh toán giao dịch thỏa thuận giữa một nhà đầu tư nước ngoài bán với một nhà đầu tư trong nước mua được thực hiện.
- Khối lượng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng còn được phép mua của nhà đầu tư nước ngoài sẽ không thay đổi nếu giao dịch thỏa thuận được thực hiện giữa hai nhà đầu tư nước ngoài với nhau.
Nguyên tắc hiển thị thông tin lệnh mua của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng niêm yết thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 27 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 quy định về hệ thống giao dịch hiển thị thông tin lệnh mua của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng niêm yết theo nguyên tắc như sau:
Giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài
...
3. Hệ thống giao dịch hiển thị thông tin lệnh mua của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng niêm yết theo nguyên tắc như sau:
a) Lệnh mua của nhà đầu tư nước ngoài được cộng vào khối lượng mua của toàn thị trường tại từng mức giá, cho đến khi hết khối lượng còn được phép mua của nhà đầu tư nước ngoài.
b) Các lệnh mua còn lại của nhà đầu tư nước ngoài sẽ tự động bị hủy khi khối lượng còn được phép mua của nhà đầu tư nước ngoài đã hết.
c) Hệ thống giao dịch cập nhật thông tin lệnh chào mua của nhà đầu tư nước ngoài và điều chỉnh việc hiển thị mỗi khi lệnh mua của nhà đầu tư nước ngoài được nhập vào hệ thống hoặc bị hủy bỏ.
Theo đó thì thông tin lệnh mua của nhà đầu tư nước ngoài đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đóng niêm yết trên hệ thống giao dịch sẽ được hiển thị theo 3 nguyên tắc nêu trên.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chứng chỉ quỹ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?