Không cần hình thành gói thầu để tổ chức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp nào? Ai có trách nhiệm phải trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu?
Gói thầu là gì?
Gói thầu được giải thích tại khoản 15 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023 (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:
Gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm, có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với dự toán mua sắm, mua sắm tập trung.
Trước đây, theo khoản 22 Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024) quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
22. Gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung.
...
Theo đó, gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung.
Trường hợp nào không cần hình thành gói thầu để tổ chức lựa chọn nhà thầu? Ai có trách nhiệm phải trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào không cần hình thành gói thầu để tổ chức lựa chọn nhà thầu?
Theo điểm b khoản 2 Điều 36 Luật Đấu thầu 2013 quy định về trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu như sau:
Trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
...
2. Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm những nội dung sau đây:
a) Phần công việc đã thực hiện, bao gồm nội dung công việc liên quan đến chuẩn bị dự án, các gói thầu thực hiện trước với giá trị tương ứng và căn cứ pháp lý để thực hiện;
b) Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu, bao gồm: hoạt động của ban quản lý dự án, tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, khởi công, khánh thành, trả lãi vay và các công việc khác không áp dụng được các hình thức lựa chọn nhà thầu;
c) Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu, bao gồm nội dung công việc và giá trị tương ứng hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26 và 27 của Luật này. Trong phần này phải nêu rõ cơ sở của việc chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu. Đối với từng gói thầu, phải bảo đảm có đủ các nội dung quy định tại Điều 35 của Luật này. Đối với gói thầu không áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, trong văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do áp dụng hình thức lựa chọn khác;
d) Phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có), trong đó nêu rõ nội dung và giá trị của phần công việc này;
đ) Phần tổng hợp giá trị của các phần công việc quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này. Tổng giá trị của phần này không được vượt tổng mức đầu tư của dự án hoặc dự toán mua sắm được phê duyệt.
...
Theo đó, trong văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm hoạt động của ban quản lý dự án, tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng, khởi công, khánh thành, trả lãi vay và các công việc khác không áp dụng được các hình thức lựa chọn nhà thầu.
Như vậy, trường hợp chủ đầu tư trực tiếp quản lý và điều hành dự án thì không cần hình thành gói thầu để tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Trường hợp chủ đầu tư thực hiện thuê tư vấn để quản lý công việc của dự án thì việc thuê đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn này phải thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại Luật Đấu thầu 2013.
Ai có trách nhiệm phải trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định?
Theo khoản 1 Điều 36 Luật Đấu thầu 2013 quy định về trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu như sau:
Trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
1. Trách nhiệm trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
a) Chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt;
b) Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án, trường hợp xác định được chủ đầu tư thì đơn vị thuộc chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người đứng đầu chủ đầu tư để xem xét, phê duyệt. Trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư thì đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người đứng đầu đơn vị mình để xem xét, phê duyệt.
...
Theo đó, trách nhiệm trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định như sau:
- Chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt;
- Đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án, trường hợp xác định được chủ đầu tư thì đơn vị thuộc chủ đầu tư có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người đứng đầu chủ đầu tư để xem xét, phê duyệt. Trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư thì đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người đứng đầu đơn vị mình để xem xét, phê duyệt.
Tổng hợp trọn bộ các quy định hiện hành về Đấu thầu Tải
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kế hoạch lựa chọn nhà thầu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?