Không có người làm công tác y tế thì có phải tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 5 không?

Cho chị hỏi, về quy định tập huấn An toàn vệ sinh lao động, có yêu cầu doanh nghiệp phải có ng làm công tác y tế ( nhóm 5). Vậy nếu doanh nghiệp không có thì phải làm sao? Và quy định bao nhiêu người thì phải có người làm công tác y tế ạ? Câu hỏi của chị Trúc từ Hải Phòng

Người làm công tác y tế phải tham gia huấn luyện những nội dung nào về an toàn vệ sinh lao động?

Căn cứ khoản 5 Điều 18 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (Điểm c khoản 5 Điều này bị bãi bỏ bởi Điều 2 Nghị định 140/2018/NĐ-CP) thì người làm công tác y tế sẽ tham gia huấn luyện những nội dung sau:

(1) Hệ thống chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

(2) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:

- Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ sở;

- Phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;

- Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.

Không có người làm công tác y tế thì có phải tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 5 không?

Không có người làm công tác y tế thì có phải tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 5 không? (Hình từ Internet)

Người làm công tác y tế phải đạt tổng thời gian huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là bao nhiêu giờ?

Căn cứ Điều 19 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP) quy định về tổng thời gian huấn luyện như sau:

Thời gian huấn luyện
Thời gian huấn luyện lần đầu tối thiểu được quy định như sau:
1. Nhóm 1, nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
2. Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.
3. Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
4. Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
5. Nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

Theo đó, người làm công tác y tế khi tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động phải đạt thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

Không có người làm công tác y tế thì có phải tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 5 không?

Căn cứ Điều 17 Nghị định 44/2016/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP) quy định về đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động như sau:

Đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
2. Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở; người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
3. Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại khoản này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
5. Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
6. Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.

Có thể thấy quy định này đang liệt kê các đối tượng cần huấn luyện an toàn vệ sinh lao động, chứ không bắt buộc về việc đơn vị chị phải có người làm công tác y tế.

Về việc bố trí bộ phận làm công tác y tế tại doanh nghiệp thì Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Tổ chức bộ phận y tế
...
5. Trường hợp cơ sở không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện theo quy định sau đây:
a) Ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo quy định sau đây: cung cấp đủ số lượng người làm công tác y tế theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này; có mặt kịp thời tại cơ sở sản xuất, kinh doanh khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp trong thời hạn 30 phút đối với vùng đồng bằng, thị xã, thành phố và 60 phút đối vùng núi, vùng sâu, vùng xa;
b) Thông báo thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên theo mẫu tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi cơ sở có trụ sở chính.

Theo đó, doanh nghiệp có thể không bố trí người làm công tác y tế thay vào đó ký kết hợp đồng với cơ sở khám chữa bệnh, chữa bệnh.

Do đó, nếu doanh nghiệp không có người làm công tác y tế tại đơn vị thì không cần tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho nhóm 5.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người làm công tác y tế

Trần Thành Nhân

Người làm công tác y tế
An toàn vệ sinh lao động
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người làm công tác y tế có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người làm công tác y tế An toàn vệ sinh lao động
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thời gian nộp báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp là khi nào theo Thông tư 07?
Pháp luật
Thủ tục cấp lại chứng chỉ kiểm định viên thực hiện kiểm định đối với máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng theo Quyết định 984?
Pháp luật
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm định kỹ thuật an toàn lao động với máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong thi công xây dựng theo Quyết định 984?
Pháp luật
Thợ hàn hơi phải đảm bảo yêu cầu gì theo Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 17 BLĐTBXH do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành?
Pháp luật
Thủ tục cấp chứng chỉ kiểm định viên thực hiện kiểm định máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sử dụng trong thi công xây dựng theo Quyết định 984?
Pháp luật
Số lượng cán bộ làm công tác an toàn vệ sinh lao động phải bố trí khi thi công công trình xây dựng là bao nhiêu?
Pháp luật
Người lao động vận hành cần máy bơm bê tông có cần phải có chứng chỉ về an toàn vệ sinh lao động gì không?
Pháp luật
Thành lập ban an toàn, vệ sinh viên trong cơ sở sản xuất, kinh doanh? Quyền và nghĩa vụ của ban an toàn, vệ sinh viên là gì?
Pháp luật
Có những nhóm huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nào và thời gian huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động của từng nhóm tối thiểu bao nhiêu giờ?
Pháp luật
Tổng hợp mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động mới nhất danh cho doanh nghiệp và địa phương?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào