Không điều tra khu vực đất bị ô nhiễm trước khi khai thác khoáng sản sẽ bị phạt đến 100.000.000 đồng?
- Không điều tra khu vực đất ô nhiễm khi khai thác khoáng sản sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
- Mức xử phạt khi vi phạm các quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản?
- Mức xử phạt khi vi phạm các quy định về nộp phí bảo vệ môi trường, ký quỹ bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản?
Không điều tra khu vực đất ô nhiễm khi khai thác khoáng sản sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điều 37 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt khi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đất như sau:
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc điều tra sơ bộ, điều tra chi tiết khu vực đất bị ô nhiễm theo quy định trong trường hợp gây ra ô nhiễm môi trường; không báo cáo cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh về kết quả xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất theo quy định.
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không lập phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm theo quy định trong trường hợp gây ra ô nhiễm môi trường; không gửi phương án xử lý cải tạo phục hồi môi trường tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh để kiểm tra, giám sát theo quy định.
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm theo quy định trong trường hợp gây ra ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, đối tượng vi phạm còn phải bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều 37 Nghị định 45/2022/NĐ-CP.
Như vậy, công ty bạn thuộc trường hợp thứ nhất cho nên sẽ bị xử phạt hành chính.
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP thì công ty bạn là một tổ chức cho nên mức phạt sẽ bị nhân đôi, tức là: 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng.
Không điều tra khu vực đất bị ô nhiễm trước khi khai thác khoáng sản sẽ bị phạt đến 100.000.000 đồng? (Hình từ internet)
Mức xử phạt khi vi phạm các quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản?
Căn cứ Điều 38 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt khi vi phạm các quy định về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản như sau:
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng tiến độ hoặc thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ một trong các hạng mục công việc phải thực hiện trong phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định.
- Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không lập phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định.
- Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc từng giai đoạn hoạt động theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt.
Ngoài ra, đối tượng vi phạm còn bị hình phạt bổ sung đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các vi phạm hành vi không thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc từng giai đoạn hoạt động theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt.
Mức xử phạt khi vi phạm các quy định về nộp phí bảo vệ môi trường, ký quỹ bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản?
Căn cứ Điều 42 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt khi vi phạm các quy định về nộp phí bảo vệ môi trường, ký quỹ bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản như sau:
- Hành vi vi phạm hành chính về phí bảo vệ môi trường bị áp dụng hình thức xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí và hóa đơn. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm về phí bảo vệ môi trường không quá 1.000.000.000 đồng.
- Phạt 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền ký quỹ bảo vệ môi trường chậm nộp đối với hành vi chậm nộp ký quỹ theo quy định không quá 1.000.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 2 đến 3 lần số tiền phải ký quỹ đối với hành vi không thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.
- Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
Ngoài ra, đối tượng vi phạm còn phải chịu hình phạt khắc phục hậu quả sau đây:
- Truy thu số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp kể từ thời điểm nộp thiếu, trốn nộp phí bảo vệ môi trường (tính theo kết quả phân tích mẫu chất thải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra và xử phạt thực hiện theo quy định) đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
- Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;
- Buộc phải thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường; buộc mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/8/2022.
Cù Thị Bích Hiền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Khai thác khoáng sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?