Không đồng ý với nội dung xác định trước xuất xứ hàng hóa thì có thể thông quan hàng hóa không?
Tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa đối với những mặt hàng nào?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về xuất xứ hàng hóa như sau:
Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan
1. Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan được thực hiện theo đề nghị của người khai hải quan. Cơ quan hải quan thực hiện xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan theo quy định tại Điều 28 Luật Hải quan.
2. Xác định trước trị giá hải quan bao gồm xác định trước phương pháp và mức giá.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 24 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan
1. Điều kiện xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu và cung cấp thông tin, chứng từ, hồ sơ cần thiết liên quan đến việc xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan;
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần xác định trước trị giá hải quan là hàng hóa lần đầu xuất khẩu, nhập khẩu hoặc có thay đổi lớn, bất thường so với trị giá hải quan mà người khai hải quan đang thực hiện hoặc là hàng hóa có tính chất đơn chiếc hoặc không có tính phổ biến hoặc không có hàng hóa giống hệt, tương tự trên thị trường để so sánh.
Đối chiếu với quy định này thì tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa dự kiến xuất nhập khẩu.
Cũng theo quy định này thì tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa phải cung cấp thông tin, chứng từ, hồ sơ cần thiết liên quan đến việc xác định trước xuất xứ hàng hóa.
Không đồng ý với nội dung xác định trước xuất xứ hàng hóa thì có thể thông quan hàng hóa không? (hình từ Internet)
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 24 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan
...
2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan:
a) Nộp đủ hồ sơ đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đến Tổng cục Hải quan trong thời hạn ít nhất 60 ngày trước khi xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng;
b) Tham gia đối thoại với cơ quan hải quan nhằm làm rõ nội dung đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan theo đề nghị của cơ quan hải quan;
c) Thông báo bằng văn bản cho Tổng cục Hải quan trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có sự thay đổi nào liên quan đến hàng hóa đã đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan, trong đó nêu rõ nội dung, lý do, ngày, tháng, năm có sự thay đổi.
...
Theo quy định trên thì tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu có các trách nhiệm sau:
- Nộp đủ hồ sơ đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đến Tổng cục Hải quan trong thời hạn ít nhất 60 ngày trước khi xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng;
- Tham gia đối thoại với cơ quan hải quan nhằm làm rõ nội dung đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan theo đề nghị của cơ quan hải quan;
- Thông báo bằng văn bản cho Tổng cục Hải quan trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có sự thay đổi nào liên quan đến hàng hóa đã đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan, trong đó nêu rõ nội dung, lý do, ngày, tháng, năm có sự thay đổi.
Không đồng ý với nội dung xác định trước xuất xứ hàng hóa thì có thể thông quan hàng hóa không?
Căn cứ khoản 4 Điều 24 Nghị định 08/2015/NĐ-CP có quy định:
Thủ tục xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan
....
4. Văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan là cơ sở để khai hải quan khi làm thủ tục hải quan.
Trường hợp tổ chức, cá nhân không đồng ý với nội dung xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan mà tổ chức, cá nhân cần thiết thông quan hàng hóa thì tổ chức, cá nhân thực hiện nộp thuế theo giá khai báo hoặc thực hiện bảo lãnh theo quy định để thực hiện thông quan hàng hóa. Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan tại cơ quan hải quan.
5. Trường hợp không đồng ý với nội dung xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan, tổ chức, cá nhân có văn bản yêu cầu Tổng cục Hải quan xem xét. Trong thời hạn 10 ngày làm việc (đối với hàng hóa thông thường) hoặc 30 ngày (đối với trường hợp phức tạp cần xác minh, làm rõ), kể từ ngày nhận được yêu cầu của người khai hải quan, Tổng cục Hải quan có văn bản trả lời kết quả cho người khai hải quan.
Theo đó, trường hợp tổ chức, cá nhân không đồng ý với nội dung xác định trước xuất xứ hàng hóa của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan mà tổ chức, cá nhân cần thiết thông quan hàng hóa thì tổ chức, cá nhân thực hiện nộp thuế theo giá khai báo hoặc thực hiện bảo lãnh theo quy định để thực hiện thông quan hàng hóa.
Cơ quan hải quan sẽ thực hiện kiểm tra sau thông quan tại cơ quan hải quan.
Như vậy, tổ chức, cá nhân không đồng ý với nội dung xác định trước xuất xứ hàng hóa thì vẫn có thể thông quan hàng hóa nếu thực hiện nộp thuế theo giá khai báo hoặc thực hiện bảo lãnh theo quy định.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xuất xứ hàng hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?