Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp là hành vi trốn thuế?
- Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp có được xem là hành vi trốn thuế?
- Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp bị xử phạt hành chính thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trốn thuế là bao lâu?
Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp có được xem là hành vi trốn thuế?
Căn cứ Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về các hành vi trốn thuế như sau:
Hành vi trốn thuế
1. Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật này.
2. Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.
3. Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán.
...
Như vậy, việc không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp được xem là một trong những hành vi trốn thuế theo quy định pháp luật.
Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp là hành vi trốn thuế? (Hình từ Internet)
Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp bị xử phạt hành chính thế nào?
Việc xử phạt hành chính hành vi trốn thuế được quy định tại Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
Xử phạt hành vi trốn thuế
1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế, trừ hành vi quy định tại Điều 16 Nghị định này;
...
2. Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
3. Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà có một tình tiết tăng nặng.
4. Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có hai tình tiết tăng nặng.
5. Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.
Trường hợp hành vi trốn thuế theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 ,4, 5 Điều này đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này.
b) Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.
7. Các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, đ, e khoản 1 Điều này bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng không làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc chưa được hoàn thuế, không làm tăng số tiền thuế được miễn, giảm thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.
Theo đó, hành vi không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp có thể bị xử phạt hành chính như sau:
(1) Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên;
(2) Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
(3) Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có một tình tiết tăng nặng.
(4) Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế có hai tình tiết tăng nặng.
(5) Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.
Lưu ý: Ngoài ra, người có hành vi không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là phải nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước.
+ Trường hợp hành vi trốn thuế nêu trên đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định của pháp luật.
+ Ngoài ra, người thực hiện hành vi trốn thuế buộc phải điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có).
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trốn thuế là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 137 Luật Quản lý thuế 2019 thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trốn thuế mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự là 05 năm kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
Lưu ý:
Trong trường hợp quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 10 năm trở về trước kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp cho toàn bộ thời gian trở về trước kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sổ kế toán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu 3 213 phiếu xin ý kiến nơi cư trú? Đối tượng nào sử dụng Mẫu 3 213 phiếu xin ý kiến nơi cư trú?
- Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường bộ từ 01 01 2025 là bao nhiêu?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức chính thức kéo dài 9 ngày liên tục ra sao?
- Nội dung báo cáo kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách nhà nước gồm những gì? Thời gian nộp báo cáo?
- Giải pháp tinh gọn bộ máy nhà nước nêu tại Nghị quyết 18 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII thế nào?