Không lập hồ sơ bảo dưỡng tàu bay thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
- Không lập hồ sơ bảo dưỡng tàu bay thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp không lập hồ sơ bảo dưỡng tàu bay là bao lâu?
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải có quyền xử phạt doanh nghiệp không lập hồ sơ bảo dưỡng tàu bay không?
Không lập hồ sơ bảo dưỡng tàu bay thì doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Theo quy định tại điểm c khoản 2, khoản 3 Điều 7 Nghị định 162/2018/NĐ-CP về vi phạm quy định về bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay như sau:
Vi phạm quy định về bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay
...
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đến 60.000.000 đồng (sáu mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không kiểm tra, hiệu chuẩn thiết bị bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay theo quy định;
b) Kiểm tra, hiệu chuẩn thiết bị bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay tại cơ sở không được phép;
c) Không lập hồ sơ bảo dưỡng tàu bay theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện bảo dưỡng và lập hồ sơ bảo dưỡng tàu bay đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h, i, k khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều này.
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Nguyên tắc áp dụng
1. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với các tổ chức, trừ mức phạt tiền quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 6; điểm i, k khoản 1 Điều 7; khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 8; khoản 1, 2, 4, 5, 6 Điều 9; khoản 1, 2 và điểm a, b khoản 5 Điều 10; khoản 1, 2, 3, 4 và điểm g khoản 5 Điều 11; khoản 1 Điều 12; điểm b, c khoản 1 và điểm a, c khoản 2 Điều 14; khoản 1, 2 và điểm a, d, đ khoản 3, khoản 4, 5 Điều 15; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 16; khoản 1, 2 Điều 17; khoản 1 và điểm a, b, d khoản 2 Điều 18; khoản 1, 2 Điều 19; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 21; khoản 1, 2 Điều 24; khoản 1, 2, 3 Điều 25; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 26; điểm a, b, đ khoản 1 Điều 27; khoản 1, 2, 3 và điểm a khoản 4, điểm b khoản 5 Điều 28; khoản 1, 2, 3 Điều 30 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định trên, doanh nghiệp không lập hồ sơ bảo dưỡng tàu bay theo quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Đồng thời doanh nghiệp vi phạm còn bị buộc lập hồ sơ bảo dưỡng tàu bay đối với hành vi vi phạm.
Tàu bay (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp không lập hồ sơ bảo dưỡng tàu bay là bao lâu?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 123/2021/NĐ-CP bổ sung cho Chương I Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không là 01 năm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính về phí, lệ phí; quản lý giá; xây dựng các công trình hàng không; bảo vệ môi trường trong lĩnh vực hàng không; đất đai cảng hàng không, sân bay; kinh doanh hàng hóa tại cảng hàng không; buôn bán hàng cấm, hàng giả thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
...
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp không lập hồ sơ bảo dưỡng tàu bay là 01 năm.
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải có quyền xử phạt doanh nghiệp không lập hồ sơ bảo dưỡng tàu bay không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 162/2018/NĐ-CP về nguyên tắc áp dụng như sau:
Nguyên tắc áp dụng
...
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương III của Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần đối với cá nhân.
Theo khoản 3 Điều 31 Nghị định 162/2018/NĐ-CP, khoản 25 Điều 3 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm c khoản 20 Điều 3 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về quyền của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải như sau:
Thẩm quyền xử phạt của thanh tra
...
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 70.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 140.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này
...
Như vậy, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng với mức phạt tiền tối đa là 70.000.000 đồng đối với cá nhân, và 140.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do doanh nghiệp không lập hồ sơ bảo dưỡng tàu bay theo quy định có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 60.000.000 đồng nên Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải có quyền xử phạt doanh nghiệp này.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xử phạt vi phạm hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Anh em họ hàng xa có yêu nhau được không? Anh em họ hàng xa yêu nhau có vi phạm pháp luật không?
- Tốc độ tối đa của xe cơ giới khi tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc) từ 2025 là bao nhiêu?
- Đất xây dựng cơ sở ngoại giao là đất gì? Có phải chuyển sang thuê đất khi sử dụng đất xây dựng cơ sở ngoại giao kết hợp với mục đích thương mại?
- Ngày truyền thống của Cựu chiến binh 6 12 là ngày để tôn vinh, biểu dương sự cống hiến to lớn của Cựu chiến binh đúng không?
- Quy trình, thủ tục cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?