Kiểm kê tài sản cuối năm của công ty cổ phần 100% vốn tư nhân như thế nào? Khi nào phải kiểm kê tài sản?
Kiểm kê tài sản bao gồm những công việc gì? Khi nào phải kiểm kê tài sản?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 40 Luật Kế toán 2015 định nghĩa về việc kiểm kê tài sản như sau:
Kiểm kê tài sản
1. Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm số lượng; xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu với số liệu trong sổ kế toán.
Theo quy định trên thì việc kiểm kê tài sản bao gồm những công việc sau:
- Cân, đong, đo, đếm số lượng tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê;
- Xác nhận và đánh giá chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê;
- Kiểm tra, đối chiếu tài sản, nguồn vốn đã kiểm kê với số liệu trong sổ kế toán.
Về các trường hợp phải thực hiện kiểm kê tài sản, khoản 2 Điều 40 Luật Kế toán 2015 xác định như sau:
Kiểm kê tài sản
...
2. Đơn vị kế toán phải kiểm kê tài sản trong các trường hợp sau đây:
a) Cuối kỳ kế toán năm;
b) Đơn vị kế toán bị chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán, cho thuê;
c) Đơn vị kế toán được chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu;
d) Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt và các thiệt hại bất thường khác;
đ) Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, doanh nghiệp cần phải thực hiện kiểm kê tài sản khi thuộc 01 trong 06 trường hợp nêu trên.
Kiểm kê tài sản cuối năm của công ty cổ phầnn 100% vốn tư nhân như thế nào? Khi nào phải kiểm kê tài sản? (Hình từ Internet)
Quy định về kiểm kê tài sản cuối năm của Công ty Cổ phần 100% vốn tư nhân như thế nào?
Căn cứ theo nội dung được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 40 Luật Kế toán 2015 thì vào mỗi cuối kỳ kế toán trong năm, Công ty Cổ phần 100% vốn tư nhân cần tiến hành kiểm kê tài sản.
Việc kiểm kê tài sản của công ty được quy định tại khoản 3 Điều 40 Luật Kế toán 2015, khoản 4 Điều 40 Luật Kế toán 2015 như sau:
Kiểm kê tài sản
...
3. Sau khi kiểm kê tài sản, đơn vị kế toán phải lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp có chênh lệch giữa số liệu thực tế kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân và phải phản ánh số chênh lệch, kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính.
4. Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản, nguồn hình thành tài sản. Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê.
Như vậy, kết quả kiểm kê tài sản cuối năm phải được thể hiện bằng một báo cáo bằng văn bản, việc kiểm kê tài sản cần phải thể hiện đúng với tình hình thực tế của tài sản và nguồn vốn hiện có tại thời điểm thực hiện kiểm kê.
Khi có chênh lệch giữa số liệu kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, đơn vị kế toán phải xác định nguyên nhân, phản ánh số chênh lệch, kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính hàng năm.
Người lập và ký báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm kê tài sản cuối năm của công ty.
Tài liệu kế toán liên quan đến tài sản bị mất thì có kiểm kê không?
Căn cứ trách nhiệm của đơn vị kế toán trong trường hợp tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại tại Điều 42 Luật Kế toán 2015 như sau:
Trách nhiệm của đơn vị kế toán trong trường hợp tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại
Khi phát hiện tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại, đơn vị kế toán phải thực hiện ngay các công việc sau đây:
1. Kiểm tra, xác định và lập biên bản về số lượng, hiện trạng, nguyên nhân tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại; thông báo cho tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
2. Tổ chức phục hồi lại tài liệu kế toán bị hư hỏng;
3. Liên hệ với tổ chức, cá nhân có giao dịch tài liệu, số liệu kế toán để được sao chụp hoặc xác nhận lại tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại;
4. Đối với tài liệu kế toán có liên quan đến tài sản nhưng không thể phục hồi bằng các biện pháp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này thì phải kiểm kê tài sản để lập lại tài liệu kế toán bị mất hoặc bị hủy hoại.
Tại khoản 4 Điều 42 Luật Kế toán 2015 nêu trên có đề cập đến các tài liệu kế toán bị mất. Theo đó, trong trường hợp tài liệu liên quan đến tài sản bị mất mà không thể phục hồi bằng phương pháp phục hồi thì cần phải thực hiện kiểm kê tài sản để lập lại tài liệu kế toán bị mất.
Phương pháp phục hồi được hiểu là việc việc liên hệ với tổ chức, cá nhân có giao dịch tài liệu, số liệu kế toán để được sao chụp hoặc xác nhận lại tài liệu đã mất.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm kê tài sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Con cháu có thể ủy nhiệm chăm sóc ông bà cho viện dưỡng lão khi ở xa không có điều kiện chăm sóc trực tiếp không?
- Khi nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới có cần phải báo cáo thông tin AE trong các thử nghiệm đa quốc gia mà Việt Nam tham gia không?
- Người theo học ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng được trang bị những kiến thức và kỹ năng gì? Ngành an ninh mạng trình độ cao đẳng là gì?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?