Kiểm kê tài sản định kỳ đối với cơ quan Thi hành án dân sự được thực hiện vào thời điểm nào trong năm?
Kiểm kê tài sản định kỳ đối với cơ quan Thi hành án dân sự được thực hiện vào thời điểm nào trong năm?
Tại Điều 5 Thông tư 78/2020/TT-BTC quy định về kiểm kê tài sản đối với kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự như sau:
Kiểm kê tài sản
1. Các cơ quan Thi hành án dân sự phải kiểm kê định kỳ và kiểm kê bất thường để xác định số tiền quỹ có trong kết, tài sản, vật chứng bảo quản trong kho đảm bảo khớp đúng với số liệu ghi trong sổ kế toán tại thời điểm kiểm kê. Trường hợp kết quả kiểm kê có chênh lệch với sổ kế toán thì phải kiểm tra, rà soát, tìm nguyên nhân và báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý số chênh lệch đó, nếu thiếu thì phải quy trách nhiệm vật chất để xử lý. Căn cứ vào ý kiến xử lý chênh lệch kết quả kiểm kê, kế toán tiến hành điều chỉnh lại sổ kế toán để đảm bảo cho số liệu trên sổ kế toán khớp đúng với số thực tế.
2. Kiểm kê định kỳ: Thực hiện định kỳ vào cuối quý và cuối niên độ kế toán trước khi lập báo cáo nghiệp vụ thi hành án dân sự.
3. Kiểm kê bất thường: Đơn vị phải tiến hành kiểm kê bất thường trong các trường hợp xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, bàn giao, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách đơn vị, các sự cố bất thường khác và theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó việc kiểm kê tài sản định kỳ đối với cơ quan Thi hành án dân sự được thực hiện vào cuối quý và cuối niên độ kế toán trước khi lập báo cáo nghiệp vụ thi hành án dân sự.
Kiểm kê tài sản định kỳ đối với cơ quan Thi hành án dân sự được thực hiện vào thời điểm nào trong năm? (Hình từ Internet)
Các cơ quan Thi hành án dân sự phải chịu sự kiểm tra kế toán định kỳ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 78/2020/TT-BTC quy định thì các cơ quan Thi hành án dân sự phải chịu sự kiểm tra kế toán định kỳ của cơ quan Thi hành án dân sự cấp trên và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Nội dung kiểm tra kế toán thực hiện theo quy định của pháp luật kế toán. Thủ trưởng và kế toán các cơ quan Thi hành án dân sự phải chấp hành các quyết định kiểm tra tài chính, kế toán của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Xác định đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự như thế nào?
Tại Điều 3 Thông tư 78/2020/TT-BTC quy định về đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự như sau:
Đơn vị tiền tệ trong kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự
1. Kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự sử dụng đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán. Trường hợp thu - chi bằng ngoại tệ phải ghi sổ theo nguyên tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hạch toán.
2. Đối với vàng, bạc, đá quý khi thu vào, xuất ra để tạm giữ hay thanh toán trả cho đương sự thì phải theo dõi số lượng, trọng lượng và quy ra tiền theo đơn giá hạch toán, đồng thời theo dõi chi tiết số lượng, trọng lượng, phẩm cấp và giá trị vàng, bạc, đá quý theo từng quyết định thi hành án.
3. Trường hợp phải thanh toán bằng ngoại tệ hoặc vàng, bạc, đá quý thì căn cứ vào quyết định thi hành án dân sự thanh toán bằng ngoại tệ hoặc vàng, bạc, đá quý. Trường hợp một trong các bên có yêu cầu xin thanh toán bằng các phương thức khác so với quyết định thi hành án thì do các bên trực tiếp thỏa thuận trên cơ sở số lượng ghi trong quyết định thi hành án.
4. Giá hạch toán trên cơ sở giá trị tài sản, vật chứng tạm giữ do Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự, Chấp hành viên, Kế toán tự xác định căn cứ biểu giá do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành hoặc giá của thị trường tại thời điểm ghi sổ. Trường hợp không thể xác định được giá hạch toán thì hạch toán theo giá quy ước.
Giá hạch toán được phép tính tròn số và sử dụng trong suốt quá trình thi hành án của mỗi quyết định thi hành án cụ thể, nhưng không được sử dụng làm căn cứ bán đấu giá, trao đổi, thanh toán bằng tiền thay ngoại tệ, vàng, bạc, đá quý và tài sản khác hoặc làm căn cứ thu phí. Trường hợp có căn cứ xác định giá hạch toán (tăng hoặc giảm) thì đơn vị phải ghi sổ bổ sung (tăng hoặc giảm) giá hạch toán phần chênh lệch so với số đã ghi sổ trước đó.
5. Trường hợp vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ, tài sản khác là vật chứng tạm giữ của các vụ án trong thời gian chờ xử lý được bảo quản trong các túi hoặc kiện niêm phong được gửi tại KBNN hoặc để trong kho tạm giữ của cơ quan Thi hành án dân sự mà không xác định được giá trị tương đương thì được tính theo giá quy ước để ghi sổ kế toán trên tài khoản ngoài bảng.
6. Kế toán hiện vật sử dụng đơn vị đo lường chính thức của Nhà nước Việt Nam (như cái, chiếc, kg, hộp, chai, mét). Trường hợp cần thiết có thể dùng đơn vị đo lường phụ để kiểm tra, đối chiếu hoặc phục vụ cho kế toán chi tiết nhưng sau đó phải quy đổi ra đơn vị đo lường chính thức.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thi hành án dân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?
- Cá nhân cải tạo nhà ở có phải kết hợp với việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa không?
- Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu là người khai hải quan đúng không? Gian lận thuế là hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan?
- Việc bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động có được phép thực hiện trong ca làm việc không?
- Mẫu ý kiến nhận xét đảng viên dự bị của tổ chức đoàn thể nơi làm việc? Hướng dẫn ưu và khuyết điểm nhận xét đảng viên dự bị?