Kiểm sát viên có được phép thay đổi kháng nghị trong phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự không?
Trong phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thì Kiểm sát viên có được phép thay đổi kháng nghị không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 41 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đây gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị phúc thẩm
...
3. Tại phiên tòa phúc thẩm, việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị do Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Sau phiên tòa, Kiểm sát viên báo cáo ngay với lãnh đạo Viện kiểm sát và thông báo cho Viện kiểm sát đã kháng nghị biết.
Như vậy, trong phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự thì Kiểm sát viên được thay đổi kháng nghị và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Sau phiên tòa, Kiểm sát viên báo cáo ngay với lãnh đạo Viện kiểm sát và thông báo cho Viện kiểm sát đã kháng nghị biết.
Thay đổi kháng nghị trong phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án hình sự (Hình từ Internet)
Việc thay đổi kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự của Kiểm sát viên được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 41 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị phúc thẩm
1. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị phúc thẩm được thực hiện theo Điều 342 Bộ luật Tố tụng hình sự.
2. Trường hợp trước khi mở phiên tòa phúc thẩm, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp rút kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới thì phải có văn bản trao đổi với Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới; nếu Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới không nhất trí thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó.
Và căn cứ theo Điều 342 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị
1. Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo; người kháng cáo rút một phần hoặc toàn bộ kháng cáo; Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị.
2. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải lập văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho Viện kiểm sát, bị cáo và những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị biết về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa.
3. Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị tại phiên tòa mà xét thấy không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị khác thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc rút một phần kháng cáo, kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm.
Theo đó, việc thay đổi kháng nghị phúc thẩm vụ án hình sự của Kiểm sát viên được thực hiện như sau:
- Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi kháng nghị nhưng không được làm xấu hơn tình trạng của bị cáo.
- Việc thay đổi kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải lập văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho Viện kiểm sát, bị cáo và những người có liên quan đến kháng nghị biết về việc thay đổi kháng nghị. Việc thay đổi kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa.
Bản án sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án không có kháng nghị thì có hiệu lực ngay không?
Căn cứ theo Điều 343 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Hiệu lực của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không có kháng cáo, kháng nghị
Bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Như vậy, bản án sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án không có kháng nghị thì chưa có hiệu lực ngay mà có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm sát viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?