Kiểm sát viên được rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố vụ án hình sự tại phiên tòa xét xử không?
- Kiểm sát viên được quyền rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố vụ án hình sự tại phiên tòa xét xử không?
- Trước khi mở phiên tòa thì Kiểm sát viên nào được quyền rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố vụ án hình sự?
- Viện kiểm sát được quyền rút quyết định truy tố vụ án hình sự khi có những căn cứ nào?
Kiểm sát viên được quyền rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố vụ án hình sự tại phiên tòa xét xử không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Quy chế Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án hình sự (sau đây gọi chung là Quy chế) ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Rút quyết định truy tố; kết luận về khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố
...
2. Tại phiên tòa, sau khi xét hỏi, nếu có căn cứ rõ ràng để rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố hoặc kết luận về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn; kết luận về khoản khác nhẹ hơn hoặc nặng hơn trong cùng điều luật làm thay đổi quyết định truy tố hoặc đường lối xử lý đã được lãnh đạo Viện kiểm sát cho ý kiến thì Kiểm sát viên quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Sau phiên tòa, Kiểm sát viên phải báo cáo ngay với lãnh đạo Viện kiểm sát. Trường hợp có đủ căn cứ để kết luận về một tội danh khác nặng hơn thì Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát để xem xét và báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát quyết định.
...
Như vậy, Kiểm sát viên được quyền rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố vụ án hình sự tại phiên tòa xét xử sau khi xét hỏi và có căn cứ rõ ràng. Sau phiên tòa, Kiểm sát viên phải báo cáo ngay với lãnh đạo Viện kiểm sát.
Trường hợp có đủ căn cứ để kết luận về một tội danh khác nặng hơn thì Kiểm sát viên đề nghị Hội đồng xét xử trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát để xem xét và báo cáo lãnh đạo Viện kiểm sát quyết định.
Rút quyết định truy tố vụ án hình sự (Hình từ Internet)
Trước khi mở phiên tòa thì Kiểm sát viên nào được quyền rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố vụ án hình sự?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-VKSTC năm 2017 quy định như sau:
Rút quyết định truy tố; kết luận về khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố
1. Trước khi mở phiên tòa, nếu xét thấy có căn cứ rút một phần hay toàn bộ quyết định truy tố thì Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án phải báo cáo đề xuất lãnh đạo Viện kiểm sát xem xét, quyết định. Việc rút quyết định truy tố phải bằng văn bản và nêu rõ lý do. Quyết định rút quyết định truy tố được lập theo Mẫu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và lưu hồ sơ kiểm sát. Trường hợp rút toàn bộ quyết định truy tố thì đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án.
...
Như vậy, trước khi mở phiên tòa thì Kiểm sát viên được quyền rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố vụ án hình sự là Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án.
Viện kiểm sát được quyền rút quyết định truy tố vụ án hình sự khi có những căn cứ nào?
Căn cứ theo Điều 285 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Viện kiểm sát rút quyết định truy tố
Khi xét thấy có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157 của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2 Điều 91 của Bộ luật hình sự thì Viện kiểm sát rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa và đề nghị Tòa án đình chỉ vụ án.
Và căn cứ theo Điều 157 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2021 quy định như sau:
Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:
1. Không có sự việc phạm tội;
2. Hành vi không cấu thành tội phạm;
3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
6. Tội phạm đã được đại xá;
7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
8. Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.
Như vậy, kiểm sát viên được quyền rút quyết định truy tố vụ án hình sự khi có những căn cứ được quy định như trên.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm sát viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?