Kinh doanh dịch vụ xăng dầu mà không trang bị các thiết bị để kiểm tra, giám sát phương tiện vận tải xăng dầu có bị phạt bao nhiêu tiền?
Kinh doanh dịch vụ xăng dầu mà không trang bị các thiết bị để kiểm tra, giám sát phương tiện vận tải xăng dầu có bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 26 Nghị định 99/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ xăng dầu như sau:
Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ xăng dầu
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển xăng dầu nhưng cửa nhập, tay van xả hoặc nắp chụp họng xả của bồn xe chứa xăng dầu không có niêm phong kẹp chì theo quy định hoặc không đúng kẹp chì, không đúng niêm phong như biên bản giao nhận xăng dầu ban đầu.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Ký hợp đồng cho thuê kho với tổng dung tích vượt quá tổng dung tích thực tế của kho;
b) Không trang bị các thiết bị để kiểm tra, giám sát phương tiện vận tải xăng dầu hoặc có trang bị thiết bị để kiểm tra, giám sát phương tiện vận tải xăng dầu nhưng không hoạt động hoặc không phát huy tác dụng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Như vậy, nếu kinh doanh dịch vụ xăng dầu mà không trang bị các thiết bị để kiểm tra, giám sát phương tiện vận tải xăng dầu hoặc có trang bị thiết bị để kiểm tra, giám sát phương tiện vận tải xăng dầu nhưng không hoạt động hoặc không phát huy tác dụng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng.
Lưu ý: mức phạt trên pháp dụng đối với tổ chức nếu cá nhân có hành vi nêu trên thì mức phạt sẽ bằng ½ mức phạt của tổ chức.
Kinh doanh dịch vụ xăng dầu mà không trang bị các thiết bị để kiểm tra, giám sát phương tiện vận tải xăng dầu có bị phạt bao nhiêu tiền? (hình từ internet)
Doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ xăng dầu cần đáp ứng những điều kiện gì?
Theo Điều 28 Nghị định 83/2014/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu như sau;
Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu
1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.
2. Có phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu; bảo đảm các yêu cầu và quy định về vận chuyển xăng dầu, được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, cho phép lưu hành theo quy định của pháp luật.
3. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp sử dụng phương tiện vận tải phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ xăng dầu cần đáp ứng 3 điều kiện sau:
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.
- Có phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu; bảo đảm các yêu cầu và quy định về vận chuyển xăng dầu, được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, cho phép lưu hành theo quy định của pháp luật.
- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp sử dụng phương tiện vận tải phải được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu có quyền và nghĩa vụ gì?
Theo Điều 29 Nghị định 83/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Nghị định 95/2021/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu như sau:
- Được kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng, kho tiếp nhận xăng dầu, kinh doanh dịch vụ vận tải và tra nạp xăng dầu theo hợp đồng đã ký
Tổng dung tích kho ký tại các hợp đồng cho thuê kho không được vượt quá tổng dung tích thực tế của kho.
- Chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng xăng dầu trong quá trình tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển theo hợp đồng đã ký kết với thương nhân thuê tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển xăng dầu.
- Chịu sự giám sát, quản lý của thương nhân thuê dịch vụ. Phải trang bị các thiết bị để kiểm tra, giám sát phương tiện vận tải xăng dầu.
- Nếu có hoạt động kinh doanh khác về xăng dầu (thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối, tổng đại lý, đại lý, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu) phải thực hiện đúng các quy định về hoạt động kinh doanh đó
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Như vậy, Thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu có các quyền và nghĩa vụ nêu trên.
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kinh doanh xăng dầu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?