Kinh doanh sản xuất, mua bán thức ăn chăn nuôi cần đáp ứng những điều kiện gì?
Thức ăn chăn nuôi là gì?
Căn cứ khoản 1, khoản 25, khoản 31 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về thức ăn chăn nuôi như sau:
“1. Chăn nuôi là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.
…
25. Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm, mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống.
…
31. Thức ăn chăn nuôi thương mại là thức ăn chăn nuôi được sản xuất nhằm mục đích trao đổi, mua bán trên thị trường.”
Theo đó, thức ăn chăn nuôi là sản phẩm ở dạng tươi sống hoặc đã qua chế biến mà vật nuôi ăn, uống. Bao gồm:
- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh;
- Thức ăn đậm đặc;
- Thức ăn bổ sung;
- Thức ăn truyền thống.
Thức ăn chăn nuôi thương mại là thức ăn chăn nuôi được sản xuất nhằm mục đích trao đổi, mua bán trên thị trường.
Thức ăn chăn nuôi
Yêu cầu đối với thức ăn chăn nuôi thương mại
Căn cứ Điều 32 Luật Chăn nuôi 2018 về yêu cầu đối với thức ăn chăn nuôi thương mại trước khi lưu thông trên thị trường:
“1. Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
3. Sản xuất tại cơ sở có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.
4. Công bố thông tin sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Nhãn hoặc tài liệu kèm theo thức ăn chăn nuôi thực hiện theo quy định tại Điều 46 của Luật này.”
Theo đó, thức ăn chăn nuôi thương mại trước khi lưu thông trên thị trường phải được công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Phải có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Được sản xuất tại cơ sở có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp….
Những điều kiện để sản xuất thức ăn chăn nuôi
Căn cứ Điều 38 Luật Chăn nuôi 2018 về điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi:
“1. Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi theo đặt hàng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Địa điểm cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;
b) Thiết kế khu sản xuất, bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra, bảo đảm tách biệt giữa các khu sản xuất để tránh nhiễm chéo;
c) Có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi;
d) Có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp;
đ) Có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại, tạp chất, chất thải gây nhiễm bẩn để không ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng thức ăn chăn nuôi;
e) Có trang thiết bị, dụng cụ đo lường được kiểm định, hiệu chỉnh theo quy định;
g) Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi trong quá trình sản xuất;
h) Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học, công nghệ thực phẩm, công nghệ sau thu hoạch;
i) Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có biện pháp kiểm soát bảo đảm không phát tán, gây nhiễm chéo giữa các loại kháng sinh khác nhau, giữa thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh và thức ăn chăn nuôi không chứa kháng sinh;
k) Có biện pháp bảo vệ môi trường đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, i và k khoản 1 Điều này, trừ trường hợp sản xuất thức ăn chăn nuôi tiêu thụ nội bộ sử dụng trong chăn nuôi nông hộ.
3. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.”
Theo đó, tổ chức, cá nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại, thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng các điều kiện được pháp luật quy định cụ thể như: cơ sở sản xuất không nằm trong khu vực bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại, có dây chuyền, trang thiết bị phù hợp để sản xuất thức ăn chăn nuôi, có biện pháp bảo quản nguyên liệu thức ăn chăn nuôi theo khuyến cáo của tổ chức, cá nhân cung cấp,…
Điều kiện để mua bán thức ăn chăn nuôi
Căn cứ Điều 40 Luật Chăn nuôi 2018 về điều kiện mua bán thức ăn chăn nuôi:
“1. Có trang thiết bị, dụng cụ để bảo quản thức ăn chăn nuôi theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, cung cấp.
2. Nơi bày bán, kho chứa thức ăn chăn nuôi phải tách biệt hoặc không bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, hóa chất độc hại khác.
3. Có biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại.”
Theo đó để mua bán thức ăn chăn nuôi, tổ chức, cá nhân phải đáp ứng các điều kiện trên
Như vậy, để kinh doanh sản xuất, mua bán thức ăn chăn nuôi, bạn cần phải đáp ứng điều kiện về sản xuất thức ăn chăn nuôi, mua bán thức ăn chăn nuôi, cũng như những điều kiện về thức ăn chăn nuôi trước khi lưu thông trên thị trường theo các quy định trên.
Tải về mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi mới nhất 2023: Tại Đây
Tải các quy định tổng hợp về thức ăn chăn nuôi: Tại Đây
Trịnh Công Minh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chăn nuôi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?