Kinh doanh thực phẩm thủy sản để xuất khẩu thì trường hợp nào xin cấp đổi Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm?
- Kinh doanh thực phẩm thủy sản để xuất khẩu thì trường hợp nào xin cấp đổi Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm?
- Thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm thủy sản để xuất khẩu được tiến hành như thế nào?
- Các hình thức thẩm định Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm thủy sản?
- Đối tượng nào được miễn xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm?
Kinh doanh thực phẩm thủy sản để xuất khẩu thì trường hợp nào xin cấp đổi Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm?
Căn cứ tại Điều 19 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT, được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực kể từ 15/02/2023) quy định:
Cấp đổi Giấy chứng nhận ATTP
1. Giấy chứng nhận ATTP được cấp đổi trong những trường hợp sau:
a) Giấy chứng nhận bị mất;
b) Giấy chứng nhận bị hư hỏng;
c) Cơ sở có đề nghị thay đổi thông tin về tên, địa chỉ của cơ sở trong Giấy chứng nhận ATTP và không thay đổi về hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm.
Theo đó các trường hợp được cấp đổi Giấy chứng nhận ATTP cụ thể như sau:
- Giấy chứng nhận bị mất;
- Giấy chứng nhận bị hư hỏng;
- Cơ sở có đề nghị thay đổi thông tin về tên, địa chỉ của cơ sở trong Giấy chứng nhận ATTP và không thay đổi về hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm.
Trước đây, quy định những trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận ATTP tại Điều 19 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 16/2018/TT-BNNPTNT (Hết hiệu lực từ 15/02/2023) như sau:
Cấp đổi Giấy chứng nhận ATTP
1. Giấy chứng nhận ATTP được cấp đổi trong những trường hợp sau:
a) Giấy chứng nhận bị mất;
b) Giấy chứng nhận bị hư hỏng;
c) Cơ sở có đề nghị thay đổi thông tin về tên cơ sở, địa chỉ trong Giấy chứng nhận ATTP.
...
Kinh doanh thực phẩm thủy sản để xuất khẩu thì trường hợp nào xin cấp đổi Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm? (Hình từ Internet)
Thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm thủy sản để xuất khẩu được tiến hành như thế nào?
Căn cứ tại Điều 19 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT quy định:
"Điều 19. Cấp đổi Giấy chứng nhận ATTP
...
2. Thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận ATTP:
a) Cơ sở làm văn bản gửi Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản và nêu rõ lý do đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này (Phụ lục VIII đính kèm theo Email);
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) văn bản đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận ATTP;
c) Cơ sở có thể gửi văn bản trực tiếp, theo đường bưu điện, qua fax, thư điện tử (sau đó gửi bản chính);
d) Trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của Cơ sở, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản có trách nhiệm cấp đổi Giấy chứng nhận ATTP cho Cơ sở.
3. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận ATTP được cấp đổi trùng với thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận ATTP cũ."
Các hình thức thẩm định Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm thủy sản?
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT, được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Thông tư 32/2022/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực kể từ 15/02/2023) về các hình thức thẩm định như sau:
Các hình thức thẩm định
1. Thẩm định cấp Giấy chứng nhận ATTP, bổ sung Danh sách xuất khẩu:
a) Thẩm định cấp Giấy chứng nhận ATTP: áp dụng đối với cơ sở không thuộc khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm và chưa có Giấy chứng nhận ATTP; cơ sở bị thu hồi Giấy chứng nhận ATTP; cơ sở có Giấy chứng nhận ATTP nhưng còn hiệu lực ít hơn 06 tháng; có thay đổi thông tin trong Giấy chứng nhận ATTP do có thay đổi hệ thống quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm của cơ sở;
b) Thẩm định bổ sung Danh sách xuất khẩu: áp dụng đối với cơ sở không thuộc điểm a khoản 1 Điều này và chưa có tên trong Danh sách xuất khẩu.
2. Thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện ATTP: áp dụng đối với cơ sở đã có tên trong Danh sách xuất khẩu trong các trường hợp:
a) Cơ sở bổ sung thị trường xuất khẩu có yêu cầu phải lập danh sách; sửa chữa, nâng cấp điều kiện bảo đảm ATTP: thẩm định sau khi cơ sở gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư này.
b) Cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này: thẩm định không báo trước với tần suất: Cơ sở hạng 1, hạng 2: 01 lần trong 18 tháng; cơ sở hạng 3: 01 lần trong 12 tháng.
Trước đây, quy định các hình thức thẩm định tại Điều 12 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Thông tư 16/2018/TT-BNNPTNT (Hết hiệu lực từ 15/02/2023) như sau:
Các hình thức thẩm định
1. Thẩm định cấp Giấy chứng nhận ATTP, bổ sung Danh sách xuất khẩu:
a) Thẩm định cấp Giấy chứng nhận ATTP: áp dụng đối với cơ sở không thuộc khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm chưa có Giấy chứng nhận ATTP; bị thu hồi Giấy chứng nhận ATTP; có Giấy chứng nhận ATTP nhưng còn hiệu lực ít hơn 06 tháng; thay đổi thông tin trong Giấy chứng nhận ATTP trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 19 Thông tư này.
b) Thẩm định bổ sung Danh sách xuất khẩu: áp dụng đối với cơ sở không thuộc điểm a khoản 1 Điều này và chưa có tên trong Danh sách xuất khẩu.
2. Thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện ATTP: áp dụng đối với cơ sở đã có tên trong Danh sách xuất khẩu trong các trường hợp:
a) Cơ sở bổ sung thị trường xuất khẩu; sửa chữa, nâng cấp điều kiện bảo đảm ATTP: thẩm định sau khi cơ sở gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư này.
b) Cơ sở không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều này: thẩm định không báo trước với tần suất: Cơ sở hạng 1, hạng 2: 01 lần trong 18 tháng; cơ sở hạng 3: 01 lần trong 12 tháng.
Đối tượng nào được miễn xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện An toàn thực phẩm?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định:
"Điều 12. Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
2. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng."
Phạm Thị Hồng Ngân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về An toàn thực phẩm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những trường hợp nào được miễn phần thi ngoại ngữ trong thi tuyển công chức từ ngày 17/9/2024?
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?