Làm căn cước công dân cần giấy tờ gì theo quy định hiện hành? Trình tự thủ tục cấp thẻ căn cước như thế nào?
Làm căn cước công dân cần giấy tờ gì theo quy định hiện hành?
Theo Điều 10 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định về tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:
Tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
2. Trường hợp công dân đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an thì công dân lựa chọn dịch vụ, kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trường hợp thông tin đã chính xác thì đăng ký thời gian, địa điểm đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân; hệ thống sẽ tự động chuyển đề nghị của công dân về cơ quan Công an nơi công dân đề nghị. Trường hợp công dân kiểm tra thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu thông tin của công dân chưa có hoặc có sai sót thì công dân mang theo giấy tờ hợp pháp để chứng minh nội dung thông tin khi đến cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Dù không có quy định chính xác khi đi làm căn cước công dân cần giấy tờ gì nhưng áp dụng Thông tư 59/2021/TT-BCA có thể giải đáp câu hỏi "Làm căn cước công dân cần giấy tờ gì?" như sau:
- Trường hợp khi kiểm tra thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã đầy đủ thông tin thì công dân mang theo CCCD/CMND cũ nếu muốn đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
- Trường hợp khi kiểm tra thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, nếu thông tin của công dân chưa có hoặc có sai sót thì công dân cần mang theo giấy tờ hợp pháp để chứng minh nội dung thông tin (sổ hộ khẩu, giấy khai sinh, CCCD/CMND cũ (nếu có), giấy tờ chứng minh nếu có thay đổi về thông tin nhân thân) khi đến cơ quan Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Làm căn cước công dân cần giấy tờ gì theo quy định hiện hành? Trình tự thủ tục cấp thẻ căn cước như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân được thực hiện như sau:
(1) Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.
(2) Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thu nhận thông tin công dân:
- Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
- Lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng;
- Thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung;
- In phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên;
- Thu lệ phí theo quy định;
- Cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.
(3) Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.
(4) Tra cứu tàng thư căn cước công dân để xác minh thông tin công dân (nếu có).
(5) Xử lý, phê duyệt hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
(6) Trả thẻ Căn cước công dân và kết quả giải quyết cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
Trường hợp công dân đăng ký trả thẻ Căn cước công dân đến địa chỉ theo yêu cầu thì cơ quan Công an lập danh sách, phối hợp với đơn vị thực hiện dịch vụ chuyển phát để thực hiện và công dân phải trả phí theo quy định.
Các trường hợp nào được đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân?
Theo quy định tại Điều 23 Luật Căn cước 2014 hiện hành, trường hợp được đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân bao gồm:
(1) Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
- Một trong các trường hợp sau: Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi nêu trên thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
- Thẻ Căn cước công dân bị hư hỏng không sử dụng được;
- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
- Xác định lại giới tính, quê quán;
- Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
- Khi công dân có yêu cầu.
(2) Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
- Bị mất thẻ Căn cước công dân;
- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Lưu ý: từ ngày 01/7/2024 Luật Căn cước 2023 có hiệu lực thi hành thì Luật Căn cước công dân 2014 hết hiệu lực thi hành.
>>> Xem thêm: Tổng hợp trọn bộ các quy định liên quan đến Căn cước công dân mới nhất Tải
Phan Thị Phương Hồng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Căn cước công dân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chương trình học tập bắt buộc của đảng viên gồm những gì? Mục tiêu của chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị dành cho Đảng viên?
- Black Friday sale các mặt hàng nào? Black Friday khi nào? Khuyến mại Black Friday phải đảm bảo điều gì?
- Tổng hợp đáp án cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Trình tự xác định địa giới đơn vị hành chính ở thực địa? Ủy ban nhân dân cấp nào lập, quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính?
- Chưa có chủ trương sáp nhập tỉnh, thành; triển khai sắp xếp tổ chức bộ máy ở cấp Trung ương