Lao động nam làm công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản có được giảm bớt giờ làm không?
- Công việc vận chuyển chất phóng xạ có phải là công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con của lao động nam không?
- Lao động nam làm công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản có được giảm bớt giờ làm không?
- Người sử dụng lao động có phải công bố nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con của người lao động tại nơi làm việc không?
Công việc vận chuyển chất phóng xạ có phải là công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con của lao động nam không?
Công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con đối với lao động nam được quy định tại Điều 10 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH như sau:
Danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con
Danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con được ban hành tại Phụ lục kèm theo Thông tư này, bao gồm:
1. Các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con của lao động nữ;
2. Các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản của lao động nam.
Đồng thời, căn cứ Phục lục danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC CÓ ẢNH HƯỞNG XẤU TỚI CHỨC NĂNG SINH SẢN VÀ NUÔI CON
...
Phần II
Các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản của lao động nam
Các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản của lao động nam theo quy định tại khoản 1 Điều 142 của Bộ luật lao động như sau:
...
8. Sử dụng thiết bị bức xạ, vận hành thiết bị chiếu xạ.
9. Đóng gói, vận chuyển chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân.
10. Thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ.
...
Như vậy, theo quy định, công việc vận chuyển chất phóng xạ là công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con của lao động nam.
Công việc vận chuyển chất phóng xạ có phải là công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con của lao động nam không? (Hình từ Internet)
Lao động nam làm công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản có được giảm bớt giờ làm không?
Theo quy định tại Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Bảo vệ thai sản
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
...
Hiện nay, pháp luật chỉ quy định được giảm bớt giờ làm đối với lao động nữ làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết.
Theo đó, trường hợp lao động nam làm công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản thì không được giảm bớt giờ làm.
Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bảo đảm điều kiện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật, khi sử dụng người lao động làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con.
Người sử dụng lao động có phải công bố nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con của người lao động tại nơi làm việc không?
Trách nhiệm của người sử dụng lao động được quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm:
a) Thực hiện công bố công khai để người lao động biết về những nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con đang có tại nơi làm việc (sau đây gọi tắt là nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con);
b) Cung cấp đầy đủ thông tin về tác hại cũng như các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại của các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con để người lao động lựa chọn, quyết định làm việc; thực hiện khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp và bảo đảm điều kiện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật, khi sử dụng người lao động làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con.
...
Như vậy, theo quy định, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai để người lao động biết về những nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con đang có tại nơi làm việc.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?