Lao động nữ được nghỉ ngơi 30 phút trong vòng bao nhiêu ngày/tháng nếu đến thời gian hành kinh?
Lao động nữ được nghỉ ngơi 30 phút trong vòng bao nhiêu ngày/tháng nếu đến thời gian hành kinh?
Chế độ nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ được quy định tại khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP
Chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ
...
3. Nghỉ trong thời gian hành kinh của lao động nữ:
a) Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động;
b) Trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại điểm a khoản này thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ;
c) Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.
...
Theo quy định trên thì lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng.
Như vậy, trong thời gian hành kinh thì công ty phải đảm bảo cho lao động nữ được nghỉ mỗi ngày 30 phút với thời gian tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng (tức là tối thiểu trong 3 ngày, mỗi ngày được nghỉ 30 phút).
Trường hợp nếu bạn muốn nghỉ mỗi ngày 30 phút trong suốt chu kỳ hành kinh của mình (nhiều hơn 3 ngày) thì có thể thỏa thuận với công ty.
Lao động nữ được nghỉ ngơi 30 phút trong vòng bao nhiêu ngày/tháng nếu đến thời gian hành kinh? (Hình từ Internet)
Thời giờ nghỉ của lao động nữ trong thời gian hành kinh có được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương không?
Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương được quy định tại khoản 4 Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
1. Nghỉ giữa giờ quy định khoản 2 Điều 64 Nghị định này.
2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.
3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.
4. Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong thời gian hành kinh theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động.
5. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.
6. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.
7. Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 61 của Bộ luật Lao động.
...
Như vậy, theo quy định trên thì thời giờ nghỉ của lao động nữ trong thời gian hành kinh vẫn được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương.
Công ty sử dụng nhiều lao động nữ có được Nhà nước giảm thuế không?
Chính sách hỗ trợ đối với công ty sử dụng nhiều lao động nữ được quy định tại khoản 2 Điều 83 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
Chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động đầu tư xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo, cơ sở y tế, công trình văn hóa và các công trình phúc lợi khác bảo đảm các điều kiện về quy mô, tiêu chuẩn theo quy định về chính sách khuyến khích xã hội hóa thì được hưởng các ưu đãi theo quy định về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường.
Trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động thì được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của Luật Nhà ở.
Trường hợp đầu tư, tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo thì được miễn hoặc giảm tiền thuê cơ sở vật chất.
2. Người sử dụng lao động được Nhà nước hỗ trợ như sau:
a) Người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Các khoản chi tăng thêm cho lao động nữ, bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc quy định tại Nghị định này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Bộ Tài chính.
Như vậy, trường hợp công ty sử dụng nhiều lao động nữ thì được Nhà nước giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lao động nữ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?