Lập Kế hoạch kiểm toán chi tiết căn cứ vào đâu và gồm những nội dung gì? Việc phê duyệt Kế hoạch kiểm toán chi tiết thực hiện như thế nào?
Lập Kế hoạch kiểm toán chi tiết căn cứ vào đâu và gồm những nội dung gì?
Căn cứ lập Kế hoạch kiểm toán chi tiết được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ ngày 13/07/2023) như sau:
- Căn cứ KHKT tổng quát, trên cơ sở kết quả nghiên cứu thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ, các thông tin tài chính, các thông tin có liên quan đến đơn vị được kiểm toán chi tiết (kể cả thu thập thông tin bổ sung nếu cần thiết), Tổ trưởng thực hiện phân tích thông tin, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá rủi ro, xác định trọng yếu kiểm toán, thời gian kiểm toán đối với từng nội dung kiểm toán, nhân sự của Tổ kiểm toán để xây dựng KHKT chi tiết theo các quy định và hướng dẫn của Kiểm toán nhà nước.
Trước đây, căn cứ theo khoản 1 Điều 11 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 02/2020/QĐ-KTNN (Hết hiệu lực từ ngày 13/07/2023) quy định như sau:
Lập và phê duyệt KHKT chi tiết
1. Lập KHKT chi tiết
a) Căn cứ KHKT tổng quát, trên cơ sở kết quả nghiên cứu thông tin về hệ thống kiểm soát nội bộ, các thông tin tài chính, các thông tin có liên quan đến đơn vị được kiểm toán chi tiết (kể cả thu thập thông tin bổ sung nếu cần thiết), Tổ trưởng tổ kiểm toán thực hiện phân tích thông tin, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, đánh giá mức độ rủi ro, xác định trọng yếu kiểm toán, xác định cách thức tiếp cận rủi ro đối với từng nội dung kiểm toán, thủ tục thu thập bằng chứng kiểm toán đối với từng nội dung kiểm toán, thời gian kiểm toán đối với từng nội dung kiểm toán, nhân sự của Tổ kiểm toán để xây dựng KHKT chi tiết theo quy định tại Đoạn 36 đến Đoạn 39 CMKTNN 1300 - Lập kế hoạch kiểm toán của cuộc kiểm toán tài chính, Đoạn 49 đến Đoạn 54 CMKTNN 3000 - Hướng dẫn kiểm toán hoạt động, Đoạn 39 đến Đoạn 42 của CMKTNN 4000 - Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ và theo mẫu KHKT chi tiết do Tổng Kiểm toán nhà nước quy định.
KHKT chi tiết phải tuân thủ KHKT tổng quát và thực hiện theo quy định của Kiểm toán nhà nước, trong đó thông thường bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Thông tin cơ bản về đơn vị và tình hình quản lý tài chính;
- Mục tiêu kiểm toán;
- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và phân tích thông tin đã thu thập;
- Đánh giá mức độ rủi ro có sai sót trọng yếu;
- Xác định trọng yếu kiểm toán;
- Nội dung, phương pháp, thủ tục kiểm toán;
- Chọn kiểm toán cho từng khoản mục trọng yếu (xác định khoảng cách mẫu và cách chọn mẫu);
- Phạm vi, giới hạn kiểm toán;
- Phân công nhiệm vụ kiểm toán cho Thành viên tổ kiểm toán và dự kiến tiến độ thời gian, địa điểm thực hiện công việc;
- Các tài liệu khác theo quy định của Kiểm toán nhà nước.
b) Trường hợp khi lập KHKT chi tiết, Tổ kiểm toán chọn ngay được cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động kiểm toán cần kiểm tra, đối chiếu thì lập Phụ lục Kế hoạch kiểm tra, đối chiếu (kèm theo). Trường hợp khi lập KHKT chi tiết, Tổ kiểm toán chưa chọn ngay được cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để kiểm tra, đối chiếu thì trong quá trình kiểm toán khi chọn được cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cần kiểm tra, đối chiếu, Tổ kiểm toán lập Kế hoạch kiểm tra, đối chiếu (kèm tờ trình) trình Trưởng đoàn phê duyệt và báo cáo Kiểm toán trưởng, Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước phụ trách đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán trước khi thực hiện theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước.
c) Trường hợp đối với các cuộc kiểm toán quy mô lớn, thực hiện trên phạm vi rộng (thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh) hoặc các thông tin liên quan đến đơn vị và đối tượng kiểm toán chưa có điều kiện để khảo sát thêm, Tổ kiểm toán thực hiện lập dự thảo KHKT chi tiết dựa trên các thông tin hiện có trình Trưởng đoàn phê duyệt trước khi trình Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước ký quyết định kiểm toán. Khi triển khai kiểm toán tại đơn vị, Tổ kiểm toán sẽ thu thập bổ sung các thông tin còn thiếu để hoàn thiện KHKT chi tiết và trình Trưởng đoàn phê duyệt, nhưng thời hạn phải hoàn thành không được vượt quá thời hạn quy định của Kiểm toán nhà nước.
d) Trường hợp Đoàn kiểm toán không thành lập tổ kiểm toán, có đủ thông tin khi lập KHKT tổng quát và đã lập thêm phụ lục phân công nhiệm vụ, thời gian cho KTV thực hiện và phụ lục chọn mẫu kiểm toán thì không phải lập KHKT chi tiết.
...
Theo đó, Kế hoạch kiểm toán chi tiết phải tuân thủ Kế hoạch kiểm toán tổng quát và thực hiện theo quy định của Kiểm toán nhà nước, trong đó thông thường bao gồm các nội dung chủ yếu trên.
Lập Kế hoạch kiểm toán chi tiết căn cứ vào đâu và gồm những nội dung gì?
Việc phê duyệt Kế hoạch kiểm toán chi tiết thực hiện như thế nào?
Việc phê duyệt Kế hoạch kiểm toán chi tiết thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ ngày 13/07/2023) như sau:
- Sau khi nhận được KHKT chi tiết do Tổ trưởng trình, Trưởng đoàn căn cứ vào KHKT tổng quát, các thông tin thu thập được về đơn vị được kiểm toán... để kiểm tra, xem xét, phê duyệt;
Trường hợp KHKT chi tiết còn tồn tại, hạn chế thì yêu cầu Tổ trưởng bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện trước khi phê duyệt.
Trước đây, căn cứ theo điểm a, điểm b khoản 2 Điều 11 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 02/2020/QĐ-KTNN (Hết hiệu lực từ ngày 13/07/2023) quy định như sau:
Lập và phê duyệt KHKT chi tiết
...
2. Phê duyệt KHKT chi tiết và điều chỉnh KHKT chi tiết
a) Tổ trưởng lập và trình KHKT chi tiết cho Trưởng đoàn phê duyệt trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước (hoặc người được ủy quyền) ký quyết định kiểm toán.
b) Sau khi nhận được KHKT chi tiết do Tổ trưởng trình, Trưởng đoàn căn cứ vào KHKT tổng quát, các thông tin thu thập được về đơn vị được kiểm toán… để kiểm tra, xem xét phê duyệt nếu thấy đạt yêu cầu, trường hợp KHKT chi tiết còn tồn tại, hạn chế thì yêu cầu Tổ trưởng bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện và phê duyệt KHKT chi tiết sau khi đã được hoàn thiện. Sau khi phê duyệt KHKT chi tiết, Trưởng đoàn gửi KHKT chi tiết cho đơn vị kiểm soát theo quy định trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước (hoặc người được ủy quyền) ký quyết định kiểm toán.
...
Theo đó, tổ trưởng lập và trình Kế hoạch kiểm toán chi tiết cho Trưởng đoàn phê duyệt trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước (hoặc người được ủy quyền) ký quyết định kiểm toán.
Sau khi nhận được KHKT chi tiết do Tổ trưởng trình, Trưởng đoàn căn cứ vào KHKT tổng quát, các thông tin thu thập được về đơn vị được kiểm toán… để kiểm tra, xem xét phê duyệt nếu thấy đạt yêu cầu, trường hợp KHKT chi tiết còn tồn tại, hạn chế thì yêu cầu Tổ trưởng bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện và phê duyệt KHKT chi tiết sau khi đã được hoàn thiện. Sau khi phê duyệt KHKT chi tiết, Trưởng đoàn gửi KHKT chi tiết cho đơn vị kiểm soát theo quy định trước khi trình Tổng Kiểm toán nhà nước (hoặc người được ủy quyền) ký quyết định kiểm toán.
Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu có phát sinh cần thay đổi, bổ sung Kế hoạch kiểm toán chi tiết thực hiện như thế nào?
Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu có phát sinh cần thay đổi, bổ sung Kế hoạch kiểm toán chi tiết thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 15 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ ngày 13/07/2023) như sau:
- Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu có phát sinh cần thay đổi, bổ sung KHKT chi tiết: Tổ trưởng phải có tờ trình Trưởng đoàn nêu rõ lý do thay đổi, bổ sung để Trưởng đoàn xem xét, phê duyệt (nếu thuộc thẩm quyền phân cấp của Trưởng đoàn) hoặc báo cáo, xin ý kiến của cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu thuộc thẩm quyền phân cấp của cấp trên) và chỉ được thực hiện khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trước đây, căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 11 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 02/2020/QĐ-KTNN (Hết hiệu lực từ ngày 13/07/2023) quy định như sau:
Lập và phê duyệt KHKT chi tiết
...
2. Phê duyệt KHKT chi tiết và điều chỉnh KHKT chi tiết
...
c) Trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu có phát sinh cần thay đổi, bổ sung KHKT chi tiết:
- Tổ trưởng phải có tờ trình Trưởng đoàn nêu rõ lý do thay đổi: Để Trưởng đoàn xem xét phê duyệt (nếu thuộc thẩm quyền phân cấp của Trưởng đoàn theo quy định của Kiểm toán nhà nước: Các trường hợp thay đổi, bổ sung KHKT chi tiết phù hợp với KHKT tổng quát đã được phê duyệt) và phải báo cáo cho Kiểm toán trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán; hoặc để Trưởng đoàn trình xin ý kiến của cấp có thẩm quyền phê duyệt (nếu thuộc thẩm quyền phân cấp của cấp trên theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 10 và các quy định của Kiểm toán nhà nước) và chỉ được thực hiện khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Sau khi phê duyệt KHKT chi tiết điều chỉnh, Trưởng đoàn gửi KHKT chi tiết điều chỉnh cho đơn vị kiểm soát theo quy định.
Theo đó trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu có phát sinh cần thay đổi, bổ sung Kế hoạch kiểm toán chi tiết thì tổ trưởng phải có tờ trình Trưởng đoàn nêu rõ lý do thay đổi, để Trưởng đoàn xem xét phê duyệt và phải báo cáo cho Kiểm toán trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán;
Hoặc để Trưởng đoàn trình xin ý kiến của cấp có thẩm quyền phê duyệt và chỉ được thực hiện khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Sau khi phê duyệt Kế hoạch kiểm toán chi tiết điều chỉnh, Trưởng đoàn gửi Kế hoạch kiểm toán chi tiết điều chỉnh cho đơn vị kiểm soát theo quy định.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm toán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?