Lập phương án giá đối với hàng hóa, dịch vụ do một cấp định giá từ ngày 10/7/2024 như thế nào?
Lập phương án giá đối với hàng hóa, dịch vụ do một cấp định giá từ ngày 10/7/2024 như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 85/2024/NĐ-CP quy định về việc lập phương án giá đối với hàng hóa, dịch vụ do một cấp định giá như sau:
(1) Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền định giá của Thủ tướng Chính phủ: Thủ tướng Chính phủ giao bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực về hàng hóa, dịch vụ tổ chức việc lựa chọn, yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ lập phương án giá. Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 85/2024/NĐ-CP;
(2) Đối với hàng hóa, dịch vụ sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo phương thức đặt hàng và thuộc thẩm quyền đặt hàng của cơ quan, tổ chức ở địa phương: Tổ chức sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ được đặt hàng lập phương án giá;
(3) Đối với hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thực hiện đặt hàng, giao nhiệm vụ: đơn vị, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh được giao sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ lập phương án giá;
(4) Đối với hàng dự trữ quốc gia thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh: tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ hoặc đơn vị dự trữ quốc gia hoặc đơn vị được giao trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia hoặc tổ chức được giao nhiệm vụ mua hàng dự trữ quốc gia lập phương án giá trong trường hợp mua hàng dự trữ quốc gia;
Đơn vị dự trữ quốc gia hoặc đơn vị được giao trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia hoặc tổ chức được giao nhiệm vụ bán hàng dự trữ quốc gia lập phương án giá trong trường hợp bán hàng dự trữ quốc gia;
(5) Đối với hàng hóa, dịch vụ do một cấp định giá khác ngoài các hàng hóa, dịch vụ quy định tại mục (1), (2), (3), (4): cơ quan có thẩm quyền định giá tổ chức việc lựa chọn, yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lập phương án giá. Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 85/2024/NĐ-CP.
Lập phương án giá đối với hàng hóa, dịch vụ do một cấp định giá từ ngày 10/7/2024 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Các hồ sơ tài, liệu khi lập phương án giá hàng hóa, dịch vụ gồm những gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 9 Nghị định 85/2024/NĐ-CP quy định các hồ sơ tài, liệu khi lập phương án giá hàng hóa, dịch vụ bao gồm:
Phương án giá hàng hóa, dịch vụ được lập theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 85/2024/NĐ-CP và phải gửi kèm theo các hồ sơ, tài liệu sau đây:
- Văn bản đề nghị định giá (hoặc điều chỉnh giá) hàng hóa, dịch vụ theo Mẫu số 01 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 85/2024/NĐ-CP;
- Trường hợp hàng hóa, dịch vụ sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện theo phương thức đặt hàng: phương án giá kèm theo văn bản phê duyệt phương thức đặt hàng của cấp có thẩm quyền, dự toán kinh phí đặt hàng.
Trường hợp mua hàng dự trữ quốc gia: phương án giá kèm theo văn bản phê duyệt kế hoạch mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng hoặc văn bản phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; văn bản giao chỉ tiêu kế hoạch dự trữ quốc gia và dự toán kinh phí năm ngân sách được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp bán hàng dự trữ quốc gia: phương án giá kèm theo văn bản phê duyệt kế hoạch bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng hoặc văn bản phê duyệt kế hoạch bán chỉ định; văn bản phê duyệt đơn vị được chỉ định bán hàng dự trữ quốc gia (nếu có); văn bản giao chỉ tiêu kế hoạch dự trữ quốc gia.
- Chứng từ hợp pháp (nếu có);
- Các tài liệu khác theo quy định của pháp luật có liên quan về phương pháp định giá hoặc về quản lý hàng hóa, dịch vụ theo lĩnh vực của các bộ, ngành (nếu có).
Thời hạn lập phương án giá trong bao lâu?
Căn cứ khoản 5 Điều 9 Nghị định 85/2024/NĐ-CP quy định về thời hạn lập phương án giá như sau:
Lập phương án giá hàng hóa, dịch vụ
...
5. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm lập phương án giá gửi cơ quan, đơn vị được giao thẩm định phương án giá trong thời gian tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu theo dấu bưu điện. Trường hợp phức tạp, tổ chức, cá nhân có quyền gửi văn bản đề nghị kéo dài thời gian lập phương án giá (kèm theo lý do và thuyết minh cụ thể) gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thời gian kéo dài không quá 15 ngày.
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải trình về phương án giá trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu giải trình, báo cáo rõ về một số nội dung tại phương án giá và các tài liệu, hồ sơ kèm theo.
Như vậy, thời hạn lập phương án giá trong thời gian tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu theo dấu bưu điện.
Lưu ý: Trường hợp phức tạp, tổ chức, cá nhân gửi văn bản đề nghị kéo dài thời gian lập phương án giá trong thời gian kéo dài không quá 15 ngày.
Nguyễn Đỗ Bảo Trung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phương án giá có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Sư phạm Hà Nội (HSA)? Chi tiết cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025?
- Tải phiếu Đảng viên mẫu 2 HSĐV word năm 2024 và cách ghi? Nhiệm vụ của Đảng viên trong giai đoạn hiện nay là gì?
- Đề xuất chụp ảnh người thi chứng chỉ ngoại ngữ theo năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam để chống thi hộ, thi thay thế nào?
- Mẫu báo cáo kết quả công tác năm dành cho công chức, viên chức, người lao động của BGDĐT chuẩn Quyết định 3086?
- Lịch thi ĐGNL Đại học Sư phạm 2025? Thi đánh giá năng lực Sư phạm Hà Nội 2025 vào ngày nào?