Lấy ngày 9/11 là Ngày Pháp luật Việt Nam từ khi nào? Đây là ngày bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam được thông qua?
Lấy ngày 9/11 là Ngày Pháp luật Việt Nam từ khi nào? Đây là ngày bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam được thông qua?
Ngày Pháp luật Việt Nam chính thức được quy định tại Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 có hiệu lực từ ngày 1/1/2013 như sau:
Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, ngày 09 tháng 11 hằng năm được xác định là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Ngày Pháp luật Việt Nam).
Năm 2013 là năm đầu tiên tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam trong phạm vi toàn quốc. Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.
Ngày này, cách đây 77 năm (ngày 9/11/1946), Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, bản Hiến pháp thấm đậm tư tưởng dân chủ, pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh (Hiến pháp 1946).
Hiến pháp là gì? Tính đến thời điểm hiện nay thì Việt Nam có bao nhiêu bản Hiến pháp?
Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 119 Hiến pháp 2013.
Điều 119.
1. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.
2. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.
Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.
Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã có 05 bản Hiến pháp gồm:
- Hiến pháp 2013 (Còn hiệu lực từ 01/01/2014)
- Hiến pháp 1992 (Hết hiệu lực từ 01/01/2014)
- Hiến pháp 1980 (Hết hiệu lực từ 18/04/1992)
- Hiến pháp 1959 (Hết hiệu lực từ 19/12/1980)
- Hiến pháp 1946 (Hết hiệu lực từ 01/01/1960)
Lấy ngày 9/11 là Ngày Pháp luật Việt Nam từ khi nào? Đây là ngày bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam được thông qua? (Hình từ Internet)
Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức với các nội dung nào?
Nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam được quy định tại Điều 6 Nghị định 28/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 như sau:
Nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật
1. Ngày Pháp luật được tổ chức với các nội dung sau đây:
a) Khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội;
b) Giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật;
c) Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;
d) Vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật;
đ) Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật;
e) Nội dung khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
2. Ngày Pháp luật có thể được tổ chức dưới các hình thức sau đây:
a) Mít tinh; hội thảo; tọa đàm;
b) Thi tìm hiểu pháp luật;
c) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động; triển lãm;
d) Các hình thức khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Như vậy, Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức với các nội dung bao gồm:
(1) Khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội;
(2) Giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật;
(3) Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;
(4) Vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật;
(5) Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật;
(6) Nội dung khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Bên canh đó, Ngày Pháp luật Việt Nam có thể được tổ chức dưới các hình thức sau đây:
- Mít tinh; hội thảo; tọa đàm;
- Thi tìm hiểu pháp luật;
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động; triển lãm;
- Các hình thức khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngày pháp luật Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng thỏa thuận cung cấp dịch vụ công tác xã hội mới nhất là mẫu nào? Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội?
- Hướng dẫn 4705 về việc tuyển dụng và gọi công dân nhập ngũ năm 2025 thế nào? Hướng dẫn tuyển chọn và gọi công dân nữ nhập ngũ năm 2025?
- Mẫu Biên bản làm việc với Đảng viên xin ra khỏi Đảng? Đảng viên xin ra khỏi Đảng có được kết nạp lại?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của chi bộ ở trường học mới nhất? Hướng dẫn cách viết báo cáo tổng kết?
- Tải về mẫu phiếu theo dõi việc sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ công chức file word mới nhất?