Lễ đón ngoại trưởng Mỹ đến thăm Việt Nam như thế nào? Nguyên tắc thực hiện nghi lễ đối ngoại ra sao?
Lễ đón ngoại trưởng Mỹ đến thăm Việt Nam như thế nào? Nguyên tắc thực hiện nghi lễ đối ngoại ra sao?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 18/2022/NĐ-CP quy định về đón, tiếp cấp phó của Người đứng đầu Chính phủ, cấp phó của Người đứng đầu Nghị viện, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước khách thăm chính thức như sau:
(1) Đón, tiễn tại sân bay:
- Lãnh đạo cấp Vụ Bộ Ngoại giao đón, tiễn cấp phó của Người đứng đầu Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước khách;
- Lãnh đạo cấp Vụ Văn phòng Quốc hội đón, tiễn cấp phó của Người đứng đầu Nghị viện nước khách.
(2) Lễ đón, hội đàm, chiêu đãi:
- Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chủ trì các hoạt động chính thức đối với khách đồng cấp;
- Lễ đón: đón, chụp ảnh chung với cấp phó của Người đứng đầu Chính phủ, cấp phó của Người đứng đầu Nghị viện, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước khách;
- Thành phần phía Việt Nam tham dự lễ đón và hội đàm: tương ứng với thành phần của đoàn khách và yêu cầu của nội dung hội đàm;
- Chiêu đãi:
Phía Việt Nam: các thành viên tham gia lễ đón, hội đàm chính thức. Trong trường hợp cần thiết, mời một số nhân sĩ, trí thức, đại diện doanh nghiệp có nhiều hợp tác với nước khách cùng dự;
Phía khách: các thành viên chính thức, một số tùy tùng và một số cán bộ ngoại giao của cơ quan đại diện ngoại giao nước khách;
Chủ tiệc phát biểu chúc rượu;
Trưởng đoàn khách đáp từ;
Trường hợp đặc biệt, có thể tổ chức biểu diễn văn nghệ trong khi chiêu đãi.
(3) Tiếp xúc cấp cao: theo thỏa thuận của hai bên.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1, 3 Điều 22 Nghị định 18/2022/NĐ-CP quy định lễ đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, Lễ đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau:
Lễ đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, Lễ đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
1. Lễ đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm và Lễ đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh được thu xếp theo thỏa thuận của hai bên.
...
3. Đối với khách nước ngoài khác từ cấp Bộ trưởng hoặc cấp tương đương trở lên, lãnh đạo Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh hướng dẫn đoàn đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm, đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Theo đó, Bộ trưởng nước khách đến đặt vòng hoa, vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ thì lãnh đạo Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ là người hướng dẫn đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm, đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lưu ý: Lễ đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm và Lễ đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh được thu xếp theo thỏa thuận của hai bên.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 7 Điều 26 Nghị định 18/2022/NĐ-CP quy định về xe mô-tô hộ tống, xe cảnh sát dẫn đường đối với chuyến thăm chính thức, thăm làm việc của Bộ trưởng như sau:
Xe mô-tô hộ tống, xe cảnh sát dẫn đường
...
7. Đối với chuyến thăm chính thức, thăm làm việc của Bộ trưởng, Trưởng các cơ quan Nghị viện và cấp tương đương nước khách, có xe cảnh sát dẫn đường trong các hoạt động chính.
Theo đó, đối với chuyến thăm chính thức, thăm làm việc của Bộ trưởng, Trưởng các cơ quan Nghị viện và cấp tương đương nước khách, có xe cảnh sát dẫn đường trong các hoạt động chính.
Ngoại trưởng Mỹ sắp thăm Việt Nam, lễ đón như thế nào? Nguyên tắc thực hiện nghi lễ đối ngoại ra sao? (Hình ảnh Internet)
Nguyên tắc thực hiện nghi lễ đối ngoại ra sao?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 18/2022/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thực hiện nghi lễ đối ngoại như sau:
- Cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện nghi lễ đối ngoại phải tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật và thông lệ quốc tế.
- Việc tổ chức nghi lễ đối ngoại phải được thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống chính trị bao gồm các cơ quan Đảng và Nhà nước, phục vụ yêu cầu chính trị, đối ngoại của Đảng và Nhà nước, khẳng định được vị thế và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hệ thống chính trị Việt Nam.
- Cơ quan chủ trì kiến nghị các biện pháp nghi lễ đối ngoại trên cơ sở đối đẳng, có đi có lại; chú trọng xử lý các khác biệt giữa hệ thống chính trị, phong tục, văn hóa Việt Nam với hệ thống chính trị, phong tục, văn hóa nước khách.
- Các trường hợp đặc biệt thực hiện theo đề án riêng và báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
Quy định nghi lễ đối ngoại theo Nghị định 18 bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 18/2022/NĐ-CP quy định về quy định nghi lễ đối ngoại, bao gồm:
(1) Đón, tiếp các đoàn khách cấp cao nước ngoài thăm cấp nhà nước, thăm chính thức, thăm làm việc, thăm nội bộ, thăm cá nhân, quá cảnh; đón, tiếp Bộ trưởng, Trưởng các cơ quan của Nghị viện hoặc cấp tương đương và một số đoàn khách quốc tế khác;
(2) Tiễn, đón Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi thăm, dự hội nghị quốc tế ở nước ngoài; thư, điện mừng, điện chia buồn, thăm hỏi của Lãnh đạo cấp cao;
(3) Nghi lễ dành cho Trưởng cơ quan đại diện nước ngoài, bao gồm Trưởng cơ quan đại diện ngoại giao, Trưởng cơ quan đại diện lãnh sự, và Trưởng cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Nguyễn Đỗ Bảo Trung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nghi lễ đối ngoại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?