Lệ phí cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển là bao nhiêu? Thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng theo trình tự như thế nào?
Lệ phí cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển là bao nhiêu?
Theo tiểu mục 8 Mục 8 Phụ lục II Thủ tục hành chính được sửa đổi trong lĩnh vực hàng hải thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 1671/QĐ-BGTVT năm 2020 như sau:
Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển
...
8. Phí, lệ phí:
- Lệ phí: 10% của mức thu đăng ký không thời hạn.
- Mức thu đăng ký không thời hạn:
+ Đối với tàu có tổng dung tích đăng ký dưới 500 GT là 3.000 đồng/GT-lần (mức thu tối thiểu không dưới 300.000 đồng);
+ Đối với tàu có dung tích đăng ký từ 500 đến dưới 1.600 GT là 2.500 đồng/GT-lần;
+ Đối với tàu có dung tích đăng ký từ 1.600 đến dưới 3.000 GT là 2.000 đồng/GT-lần;
+ Đối với tàu có dung tích đăng ký từ 3.000 GT trở lên là 1.500 đồng/GT-lần.
- Chủ tàu nộp lệ phí cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu biển trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của Cơ quan đăng ký tàu biển trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản; đồng thời thông báo việc cấp lại cho bên nhận thế chấp trong trường hợp tàu đang thế chấp.
...
Theo đó, lệ phí cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển bị hư hỏng là 10% của mức thu đăng ký không thời hạn.
Mức thu đăng ký không thời hạn được quy định như sau:
- Đối với tàu có tổng dung tích đăng ký dưới 500 GT là 3.000 đồng/GT-lần (mức thu tối thiểu không dưới 300.000 đồng);
- Đối với tàu có dung tích đăng ký từ 500 đến dưới 1.600 GT là 2.500 đồng/GT-lần;
- Đối với tàu có dung tích đăng ký từ 1.600 đến dưới 3.000 GT là 2.000 đồng/GT-lần;
- Đối với tàu có dung tích đăng ký từ 3.000 GT trở lên là 1.500 đồng/GT-lần.
Chủ tàu nộp lệ phí cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu biển trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của Cơ quan đăng ký tàu biển trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản; đồng thời thông báo việc cấp lại cho bên nhận thế chấp trong trường hợp tàu đang thế chấp.
Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển (Hình từ Internet)
Cần chuẩn bị những giấy tờ gì để thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển?
Theo tiểu mục 3 Mục 8 Phụ lục II Thủ tục hành chính được sửa đổi trong lĩnh vực hàng hải thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 1671/QĐ-BGTVT năm 2020 như sau:
Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển
...
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ
- Tờ khai cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu biển theo mẫu;
- Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đối với trường hợp bị rách nát, hư hỏng; trường hợp tàu đang hoạt động trên biển hoặc đang ở nước ngoài thì có thể sử dụng bản sao giấy chứng nhận đăng ký nhưng chủ tàu phải cam kết và nộp bản gốc trong vòng 30 ngày kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký mới được cấp.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.
...
Theo đó, để thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển bị hư hỏng, tổ chức, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm những giấy tờ sau đây:
- Tờ khai cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;
Mẫu Tờ khai cấp lại giấy chứng nhận đăng ký tàu biển: TẢI VỀ
- Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển đối với trường hợp bị rách nát, hư hỏng; trường hợp tàu đang hoạt động trên biển hoặc đang ở nước ngoài thì có thể sử dụng bản sao giấy chứng nhận đăng ký nhưng chủ tàu phải cam kết và nộp bản gốc trong vòng 30 ngày kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký mới được cấp.
Thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển theo trình tự như thế nào?
Theo tiểu mục 1 Mục 8 Phụ lục II Thủ tục hành chính được sửa đổi trong lĩnh vực hàng hải thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định 1671/QĐ-BGTVT năm 2020, thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển bị hư hỏng theo trình tự như sau:
- Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển (hoặc tàu công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi và giàn di động) đến cơ quan đăng ký tàu biển nơi tàu biển đã đăng ký.
- Cơ quan đăng ký tàu biển gồm:
+ Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện chức năng của cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam.
+ Các Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải thực hiện nhiệm vụ đăng ký tàu biển theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam.
- Cơ quan đăng ký tàu biển tiếp nhận hồ sơ, thực hiện theo quy trình sau:
- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:
+ Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn ngay cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ;
+ Nếu hồ sơ hợp lệ thì vào sổ theo dõi, cấp giấy biên nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đúng thời gian quy định;
- Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
- Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; đồng thời, gửi văn bản thông báo việc cấp lại cho bên nhận thế chấp trong trường hợp tàu đang thế chấp;
Trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển: TẢI VỀ
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đăng ký tàu biển có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?