Lễ Quốc tang Việt Nam dành cho những ai? Việc thông báo Lễ Quốc tang Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Quốc tang là gì? Lễ Quốc tang Việt Nam dành cho những ai?
>>> Xem thêm: Ai là người được tặng Huân chương Sao Vàng đầu tiên?
>>> Xem thêm: Ngày thương binh liệt sỹ bắt đầu từ năm nào?
>>> Xem thêm: Người dân có được viếng Quốc tang không?
Quốc tang là nghi thức tang lễ cao nhất ở Việt Nam. Đây là một sự kiện chính trị và văn hóa quan trọng thường diễn ra sau khi một nguyên thủ quốc gia hoặc một nhân vật quan trọng khác qua đời.
Tại Điều 5 Nghị định 105/2012/NĐ-CP có quy định về các chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang như sau:
Chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang
1. Cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức Lễ Quốc tang:
a) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
b) Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
d) Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.
Như vậy, Lễ Quốc tang Việt Nam dành cho những cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ khi từ trần bao gồm:
(1) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
(2) Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
(3) Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
(4) Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Bộ Chính trị sẽ là cơ quan quyết định việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.
Quốc tang là gì? Lễ Quốc tang Việt Nam dành cho những ai? (Hình từ Internet)
Việc thông báo Lễ Quốc tang Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Điều 6 Nghị định 105/2012/NĐ-CP, các cơ quan sau đây cùng đứng tên ra thông cáo về Lễ Quốc tang:
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Sau khi thông báo về Lễ Quốc tang, Bộ Chính trị sẽ thành lập Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang theo Điều 7 Nghị định 105/2012/NĐ-CP. Cụ thể:
(1) Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Lễ tang Nhà nước, gồm từ 25 (hai mươi lăm) đến 30 (ba mươi) thành viên đại diện Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương, cơ quan nơi người từ trần đã hoặc đang công tác, đại diện lãnh đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần.
- Ban Lễ tang Nhà nước có nhiệm vụ chỉ đạo việc tổ chức Lễ Quốc tang theo quy định tại Nghị định này;
-Trưởng Ban Lễ tang Nhà nước là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
(2) Bộ Chính trị quyết định thành lập Ban Tổ chức Lễ tang, gồm từ 15 (mười lăm) đến 20 (hai mươi) thành viên đại diện cho các Bộ, ban, ngành ở Trung ương, địa phương quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần và đại diện gia đình người từ trần,
- Ban Tổ chức Lễ tang có nhiệm vụ giúp cho Ban Lễ tang Nhà nước trong việc điều hành các cơ quan là thành viên Ban Tổ chức Lễ tang, các cơ quan tham gia tổ chức Lễ Quốc tang theo quy định tại Nghị định này;
- Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là một Phó Thủ tướng Chính phủ.
Sau khi thành lập Ban Lễ tang Nhà nước và Ban Tổ chức Lễ tang, Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng và cơ quan chủ quản của người từ trần soạn thảo một số tin tin theo:
- Thông cáo về Lễ Quốc tang;
- Danh sách Ban Lễ tang Nhà nước, Ban Tổ chức Lễ tang,
- Tiểu sử người từ trần; Thông báo về Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng; Lời điếu và Lời cảm ơn có ý kiến đóng góp của gia đình người từ trần và được Ban Lễ tang Nhà nước thông qua. (Điều 8 Nghị định 105/2012/NĐ-CP)
Lễ viếng Quốc tang Việt Nam được tiến hành như thế nào?
Theo Điều 14 Nghị định 105/2012/NĐ-CP, Ban Tổ chức Lễ tang sắp xếp các đoàn vào viếng theo đội hình như sau:
- 02 (hai) chiến sĩ khiêng vòng hoa đi đầu,
- Tiếp theo là Trưởng đoàn, phía sau bên phải Trưởng đoàn là sĩ quan dẫn viếng, các thành viên trong đoàn viếng đi theo hai hàng dọc.
Ban Tổ chức Lễ tang tổ chức đón và xếp các đoàn đại biểu nước ngoài, các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và các cơ quan, cá nhân nước ngoài khác có nguyện vọng đến viếng và ghi sổ tang.
Sau khi viếng, Trưởng đoàn ghi sổ tang. Trong quá trình viếng, Quân nhạc cử nhạc “Hồn tử sĩ”.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lễ Quốc tang có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?