Lịch dương tháng 7/2024 đầy đủ, chi tiết nhất? Tháng 7 dương lịch 2024 người lao động có được nghỉ ngày lễ nào không?

Lịch dương tháng 7/2024 đầy đủ, chi tiết nhất? Tháng 7 dương lịch 2024 người lao động có được nghỉ ngày lễ nào không?

Lịch dương tháng 7/2024 đầy đủ, chi tiết nhất?

Lịch dương là cuốn lịch được dùng cho nhiều năm và được biên soạn theo chu kỳ ngày tháng năm. Dưới đây là lịch dương tháng 7/2024 đầy đủ, chi tiết nhất:

Lịch dương tháng 7/2024 chi tiết như sau:

LỊCH DƯƠNG THÁNG 7/2024

Thứ Hai

Thứ Ba

Thứ Tư

Thứ Năm

Thứ Sáu

Thứ Bảy

Chủ Nhật

1

26/5AL

2

27

3

28

4

29

5

30

6

1/6 AL

7

2

8

3

9

4

10

5

11

6

12

7

13

8

14

9

15

10

16

11

17

12

18

13

19

14

20

15

21

16

22

17

23

18

24

19

25

20

26

21

27

22

28

23

29

24

30

25

31

26






*Số ở trên là ngày dương lịch, số ở dưới là ngày âm lịch

Theo lịch tháng 7/2024 dương lịch trên thì tháng 7 dương lịch năm 2024 có 31 ngày.

Lịch dương tháng 7/2024 đầy đủ, chi tiết nhất? Tháng 7 dương lịch 2024 người lao động có được nghỉ ngày lễ nào không?

Lịch dương tháng 7/2024 đầy đủ, chi tiết nhất? Tháng 7 dương lịch 2024 người lao động có được nghỉ ngày lễ nào không?

Tháng 7 dương lịch 2024 người lao động có được nghỉ ngày lễ nào không?

Tháng 7 dương lịch 2024 có các ngày lễ như sau:

- Ngày Bảo hiểm Y tế Việt Nam (1/7)

- Ngày truyền thống Thanh niên xung phong (15/7)

- Ngày Thương binh Liệt sĩ Việt Nam (27/7)

- Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7)

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo như quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ các ngày lễ bao gồm:

- Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)

- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch)

- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Ngoài các ngày lễ đã nêu trên, người lao động còn được nghỉ vào 2 dịp tết là Tết Dương lịch (nghỉ 1 ngày), Tết Âm lịch (nghỉ 5 ngày).

Đồng thời đối với người lao động nước ngoài ngoài các ngày nghỉ lễ trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Căn cứ theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Theo quy định trên, nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên thì tháng 7 dương lịch 2024 không có ngày nghỉ lễ, tết nào được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương theo quy định.

Tiền lương làm thêm giờ ngày lễ có phải chịu thuế TNCN hay không?

Căn cứ theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:

Các khoản thu nhập được miễn thuế
...
i) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau:
i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.
Ví dụ 2: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ
- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:
80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ
...

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.

Do đó, theo quy định nêu trên thì thu nhập đi làm ngày Lễ, Tết được trả phần cao hơn phần ngày thường thì khoản thu nhập được trả cao hơn đó được miễn thuế thu nhập cá nhân. Còn khoản thu nhập được trả bằng với ngày thường đó phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Ví dụ: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.

- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:

60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ

- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:

80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lịch vạn niên

Nguyễn Văn Phước Độ

Lịch vạn niên
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lịch vạn niên có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào