Lịch thi vào lớp 10 THPT tỉnh An Giang 2024 thế nào? Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh An Giang thi bao nhiêu môn?
Lịch thi vào lớp 10 THPT tỉnh An Giang 2024 thế nào?
Xem thêm: Công bố điểm chuẩn lớp 10 năm 2024 Hải Dương khi nào?
Ngày 28 tháng 02 năm 2024, UBND tỉnh An Giang đã có Kế hoạch 543/KH-SGDĐT 2024 tải về việc tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025. Theo đó, lịch thi vào lớp 10 THPT tỉnh An Giang 2024 được quy định như sau:
- Thi tuyển vào các trường THPT chuyên biệt và các trường THPT công lập sẽ tổ chức cùng thời gian: Dự kiến ngày 03 và 04 tháng 6 năm 2024.
- Lịch thi cụ thể:
Ngày | Buổi | Môn thi | Thời gian làm bài | Ghi chú |
03/6/2024 | Sáng | Ngữ văn | 120 phút | |
Chiều | Môn thứ ba | 60 phút | ||
04/6/2024 | Sáng | Toán | 120 phút | |
Chiều | Môn chuyên | 150 phút |
Lịch thi vào lớp 10 THPT tỉnh An Giang 2024 thế nào? Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh An Giang thi bao nhiêu môn? (Hình từ Internet)
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT tỉnh An Giang thi bao nhiêu môn?
Theo tiểu mục 2 Mục VII Kế hoạch 543/KH-SGDĐT 2024 nêu rõ kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh An Giang gồm những môn như sau:
- Thi tuyển vào trường THPT công lập: Học sinh làm 03 bài thi viết (Môn Ngữ văn, Toán có thời gian làm bài 120 phút, môn thứ ba sẽ được Sở GDĐT công bố trước khi kết thúc học kỳ II, có thời gian làm bài 60 phút). Môn Ngữ văn và Toán hệ số 2, môn thứ ba hệ số 1.
- Thi tuyển vào trường THPT chuyên: Học sinh làm 04 bài thi, trong đó 03 bài thi như thi vào trường THPT công lập và 01 bài thi chuyên. Thời gian làm bài thi chuyên là 150 phút/môn
(Lưu ý: học sinh đăng ký tuyển sinh vào trường THPT chuyên phải qua hai vòng: sơ tuyển và thi tuyển. Những học sinh có điểm đạt vòng sơ tuyển mới được dự thi tuyển)
+ Riêng môn chuyên Tin học làm bài thi lập trình trực tiếp trên máy vi tính, môn chuyên tiếng Anh có thêm phần nghe.
+ Các bài thi không chuyên hệ số 1, bài thi chuyên hệ số 2.
Cách tính điểm xét tuyển vào lớp 10 THPT tỉnh An Giang 2024 ra sao?
Theo tiểu mục 2 Mục VIII Kế hoạch 543/KH-SGDĐT 2024 nêu rõ cách tính điểm xét tuyển vào lớp 10 tỉnh An Giang như sau:
- Đối với Trường THPT chuyên: Tính điểm xét tuyển vào lớp chuyên theo quy chế của trường THPT chuyên. Sau khi có kết quả vào trường THPT chuyên, các học sinh trúng tuyển làm thủ tục nhập học tại trường THPT chuyên.
Từ năm học này không tuyển sinh hệ không chuyên trong trường chuyên.
- Đối với nhóm trường thi tuyển: Điểm xét tuyển là tổng điểm 03 bài thi đã tính hệ số (không có bài thi nào bị điểm 0) và điểm cộng thêm cho đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên.
- Đối với nhóm trường xét tuyển: Điểm xét tuyển là tổng điểm được tính theo công thức (cụ thể trong văn bản hướng dẫn), trong đó có điểm cộng thêm cho đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên.
Lưu ý:
- Điểm chuẩn của từng trường theo nguyện vọng 1, 2 do Ban Tuyển sinh của Tỉnh quyết định căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh, theo đề nghị của Hội đồng tuyển sinh trường và trên cơ sở đảm bảo chất lượng đầu vào cấp THPT (điểm chuẩn nguyện vọng 2 bằng hoặc cao hơn điểm chuẩn nguyện vọng 1).
- Học sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 sẽ được xét tiếp nguyện vọng 2.
Thủ tục nhập học lớp 10 như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 11/2014/TT-BGDĐT (có cụm từ bị bãi bỏ bởi Điều 2 Thông tư 05/2018/TT-BGDĐT) quy định như sau:
Trách nhiệm của sở giáo dục và đào tạo
1. Lập kế hoạch tuyển sinh, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, bao gồm các nội dung chính sau: địa bàn, phương thức, đối tượng, chế độ ưu tiên, tổ chức công tác tuyển sinh trung học phổ thông.
Riêng đối với những địa phương chọn phương thức thi tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển cần có thêm các nội dung sau:
a) Môn thi, ra đề thi, hình thức thi, thời gian làm bài, hệ số điểm bài thi, điểm cộng thêm;
b) Tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động, quyền hạn và trách nhiệm của hội đồng ra đề thi, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi, hội đồng phúc khảo bài thi; công tác ra đề thi, sao in, gửi đề thi.
2. Hướng dẫn công tác tuyển sinh cho các phòng giáo dục và đào tạo, trường trung học phổ thông.
3. Ra quyết định thành lập hội đồng tuyển sinh; quyết định phê duyệt kết quả tuyển sinh của từng trường trung học phổ thông. Tiếp nhận hồ sơ của các hội đồng tuyển sinh, hội đồng coi thi, hội đồng chấm thi.
4. Tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
5. Lưu trữ hồ sơ tuyển sinh theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, đột xuất về công tác tuyển sinh với ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm lập kế hoạch tuyển sinh lớp 10 trung học phổ thông, thủ tục nhập học lớp 10 sẽ tùy thuộc vào kế hoạch tuyển sinh của từng sở giáo dục.
Tuy nhiên, thủ tục nhập học vào lớp 10 trung học phổ thông cơ bản có những bước sau:
Bước 1: Xem kết quả cũng như điểm chuẩn và điểm thi tại các trường THPT mà mình đăng ký nguyện vọng.
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trong hồ sơ nhập học. (Lưu ý: chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ trước ngày làm thủ tục nhập học ít nhất 1 tuần)
Bước 4: Phụ huynh, học sinh tiến hành làm thủ tục nhập học tại trường theo danh sách trúng tuyển.
Bước 5: Nhận lớp, nhận giáo viên chủ nhiệm và chuẩn bị các công tác cho năm học mới.
Nguyễn Thị Thu Yến
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tuyển sinh lớp 10 có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?