Loài cây trồng lâm nghiệp chính là gì? Việc quản lý chất lượng đối với giống của loài cây trồng lâm nghiệp chính phải đáp ứng yêu cầu nào?
- Loài cây trồng lâm nghiệp chính là gì? Việc quản lý chất lượng đối với giống của loài cây trồng lâm nghiệp chính phải đáp ứng yêu cầu nào?
- Yêu cầu đối với chất lượng giống của loài cây trồng lâm nghiệp chính là gì?
- Tổ chức, cá nhân sản xuất giống của loài cây trồng lâm nghiệp chính phải đáp ứng điều kiện gì?
Loài cây trồng lâm nghiệp chính là gì? Việc quản lý chất lượng đối với giống của loài cây trồng lâm nghiệp chính phải đáp ứng yêu cầu nào?
Theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 27/2021/NĐ-CP thì loài cây trồng lâm nghiệp chính là loài cây lâm nghiệp được trồng phổ biến, có tầm quan trọng trong phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường cần được quản lý chặt chẽ.
Yêu cầu chung về việc quản lý chất lượng đối với giống của loài cây trồng lâm nghiệp chính được quy định tại Điều 16 Nghị định 27/2021/NĐ-CP như sau:
Yêu cầu chung về quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp
1. Quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định của Nghị định này và pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
2. Đối với giống của loài cây trồng lâm nghiệp chính: chỉ đưa vào sản xuất, kinh doanh các giống, nguồn giống đã được công nhận.
3. Chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp được quản lý trên cơ sở tiêu chuẩn quốc gia và tiêu chuẩn cơ sở về giống cây trồng lâm nghiệp.
Theo quy định trên, đối với giống của loài cây trồng lâm nghiệp chính thì chỉ đưa vào sản xuất, kinh doanh các giống, nguồn giống đã được công nhận.
Giống cây trồng lâm nghiệp (Hình từ Internet)
Yêu cầu đối với chất lượng giống của loài cây trồng lâm nghiệp chính là gì?
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 27/2021/NĐ-CP, chất lượng giống của loài cây trồng lâm nghiệp chính phải đáp ứng những yêu cầu sau:
(1) Đối với lô hạt giống: Phải được thu hái từ nguồn giống được công nhận còn thời hạn sử dụng; chất lượng hạt giống đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc gia về hạt giống tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
(2) Đối với cây giống trong bình mô: Phải sản xuất từ giống được công nhận, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia về cây mầm mô tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
(3) Đối với hom giống, cành ghép, mắt ghép: Phải được lấy từ vườn cây đầu dòng, cây trội được công nhận còn thời hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia về hom giống, cành ghép, mắt ghép tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
(4) Đối với lô cây giống: Phải được sản xuất từ cây trong bình mô hoặc giống được thu hái từ nguồn giống đã được công nhận, còn thời hạn sử dụng, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia về cây giống tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Lưu ý: Giống cây trồng lâm nghiệp quy định tại (1) (2) (3) (4)trên được quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn cơ sở khi chưa có tiêu chuẩn quốc gia.
Tổ chức, cá nhân sản xuất giống của loài cây trồng lâm nghiệp chính phải đáp ứng điều kiện gì?
Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân sản xuất giống của loài cây trồng lâm nghiệp chính được quy định tại Điều 21 Nghị định 27/2021/NĐ-CP như sau:
Điều kiện của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp; trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở;
b) Sản xuất giống của loài cây trồng lâm nghiệp chính phải sử dụng vật liệu nhân giống từ giống, nguồn giống được công nhận.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có địa điểm giao dịch hợp pháp;
b) Có hồ sơ bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống, gồm: Thông tin về hợp đồng, hóa đơn mua bán lô giống; hồ sơ, nhãn phù hợp quy định tại Điều 18, Điều 19 Nghị định này; các thông tin về vật liệu nhân giống đã sử dụng, tiêu chuẩn công bố áp dụng, số lượng, thời gian giao nhận.
3. Trước khi sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gửi thông báo qua thư điện tử hoặc gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại các thông tin sau: Địa chỉ giao dịch, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện hợp pháp, số điện thoại liên hệ để đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Như vậy, tổ chức, cá nhân sản xuất giống của loài cây trồng lâm nghiệp chính phải đáp ứng điều kiện sau:
- Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp; trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì áp dụng tiêu chuẩn cơ sở.
- Sản xuất giống của loài cây trồng lâm nghiệp chính phải sử dụng vật liệu nhân giống từ giống, nguồn giống được công nhận.
Lưu ý: Trước khi sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp thì tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gửi thông báo qua thư điện tử hoặc gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại các thông tin sau:
- Địa chỉ giao dịch, tên chủ cơ sở hoặc người đại diện hợp pháp, số điện thoại liên hệ để đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giống cây trồng lâm nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?