Loại tài sản nào dùng để làm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ? Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất như thế nào?

Loại tài sản nào dùng để làm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ? Ban tư vấn pháp luật cho hỏi bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất như thế nào? Biến động về tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất ra sao? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Thành Nhân đến từ Thành Phố Hồ Chí Minh.

Loại tài sản nào dùng để làm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP như sau:

Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;
2. Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
3. Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
4. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.

Theo đó, tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ gồm những tài sản theo quy định trên.

Tài sản đảm bảo

Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 21/2021/NĐ-CP như sau:

Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
1. Việc dùng quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thể không đồng thời với tài sản gắn liền với đất, dùng tài sản gắn liền với đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ có thể không đồng thời với quyền sử dụng đất.
2. Trường hợp tài sản gắn liền với đất là tài sản pháp luật không quy định phải đăng ký và cũng chưa được đăng ký theo yêu cầu mà chủ sở hữu và bên nhận bảo đảm thỏa thuận dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì quyền, nghĩa vụ của các bên được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm.
Trường hợp tài sản gắn liền với đất là cây hằng năm theo quy định của Luật Trồng trọt, công trình tạm theo quy định của Luật Xây dựng mà chủ sở hữu và bên nhận bảo đảm thỏa thuận dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì áp dụng theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng động sản không phải là tàu bay, tàu biển.
3. Trường hợp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đang là bất động sản hưởng quyền bất động sản liền kề được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì quyền đối với bất động sản liền kề vẫn có hiệu lực với mọi cá nhân, pháp nhân.
4. Việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai không áp dụng đối với quyền sử dụng đất.

Theo đó, pháp luật hiện nay quy định về việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thực hiện như quy định trên.

Biến động về tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Nghị định 21/2021/NĐ-CP như sau:

Biến động về tài sản bảo đảm
1. Trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận về việc chia, tách một tài sản bảo đảm thành nhiều tài sản phù hợp với quy định của pháp luật liên quan thì giải quyết như sau:
a) Việc chia, tách tài sản bảo đảm không làm thay đổi chủ sở hữu thì những tài sản mới được hình thành sau khi chia, tách tiếp tục là tài sản bảo đảm;
b) Việc chia, tách tài sản bảo đảm làm thay đổi chủ sở hữu thì tài sản mới được hình thành sau khi chia, tách thuộc quyền của chủ sở hữu mới không là tài sản bảo đảm.
2. Trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận về việc hợp nhất, sáp nhập hoặc trộn lẫn tài sản bảo đảm với tài sản khác hoặc tài sản bảo đảm được chế biến tạo thành tài sản mới thì tài sản bảo đảm được xác định như sau:
a) Tài sản mới được tạo thành do hợp nhất, sáp nhập hoặc trộn lẫn mà không chia được thì phần giá trị tài sản bảo đảm được hợp nhất, sáp nhập hoặc trộn lẫn vào tài sản mới trở thành tài sản bảo đảm;
b) Vật mới được tạo thành do chế biến thuộc sở hữu của bên bảo đảm thì vật mới tiếp tục là tài sản bảo đảm. Trường hợp vật mới không thuộc sở hữu của bên bảo đảm thì giá trị phần tài sản bảo đảm được chế biến trở thành tài sản bảo đảm.
3. Trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận về việc dùng tài sản bảo đảm để góp vốn vào pháp nhân thương mại, pháp nhân phi thương mại là doanh nghiệp xã hội thì cổ phần hoặc phần vốn góp là tài sản bảo đảm, trừ trường hợp bên nhận bảo đảm và pháp nhân nhận góp vốn có thỏa thuận về việc tài sản bảo đảm mang góp vốn tiếp tục được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
4. Trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận về việc dùng tài sản đang được bảo hiểm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoặc tài sản đang dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà được bảo hiểm thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, số tiền bồi thường hoặc tài sản thay thế mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm trở thành tài sản bảo đảm.
5. Trường hợp tài sản bảo đảm là cây hằng năm theo quy định của Luật Trồng trọt được thu hoạch, công trình tạm theo quy định của Luật Xây dựng bị phá dỡ thì hoa lợi hoặc tài sản khác có được từ việc thu hoạch hoặc phá dỡ trở thành tài sản bảo đảm.
6. Trường hợp tài sản đang dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà bên bảo đảm cài đặt, tích hợp phần mềm, hệ thống phần mềm phù hợp với quy định của pháp luật liên quan thì quyền tài sản đối với phần mềm, hệ thống phần mềm trong phạm vi tài sản bảo đảm này cũng là tài sản bảo đảm.
7. Trường hợp tài sản bảo đảm bị thu hồi do bên bảo đảm vi phạm pháp luật liên quan thì bên bảo đảm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên nhận bảo đảm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm. Trường hợp bên bảo đảm được Nhà nước thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật liên quan thì tài sản được thanh toán hoặc bồi thường trở thành tài sản bảo đảm.
8. Trường hợp không còn tài sản bảo đảm do bị thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh; để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì số tiền được bồi thường, tài sản được thay thế hoặc tài sản được trao đổi theo quy định của pháp luật liên quan trở thành tài sản bảo đảm.
9. Trường hợp tài sản bảo đảm bị tiêu hủy, bị tổn thất toàn bộ hoặc bị phá dỡ, bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được xác định là không còn tài sản bảo đảm, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5, 7 và 8 Điều này.
10. Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan làm cho tài sản bảo đảm không còn hoặc bị thay thế mà có tài sản mới phát sinh hoặc có tài sản được thay thế thì tài sản này trở thành tài sản bảo đảm.

Như vậy, việc biến động về tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì xử lý theo quy định trên.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyền sử dụng đất

Lê Đình Khôi

Quyền sử dụng đất
Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quyền sử dụng đất có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quyền sử dụng đất Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổ chức kinh tế trong nước sử dụng đất có bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam không?
Pháp luật
Nhận quyền sử dụng đất là đất ở trong di chúc mà người lập di chúc vẫn còn sống thì có được bồi thường tái định cư khi thu hồi đất ở không?
Pháp luật
Có được từ chối hồ sơ hưởng thừa kế quyền sử dụng đất mà không có giấy chứng nhận với lý do không có văn bản hướng dẫn không?
Pháp luật
Đất chưa có giấy tờ về quyền sử dụng đất, đã được xác nhận của xã thì cấp huyện có bắt buộc phải xác nhận lại?
Pháp luật
Thửa đất trống là gì? Thửa đất trống có nhiều người chung quyền sử dụng đất thì có thể cử người đại diện nhận sổ đỏ không?
Pháp luật
Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
Pháp luật
Điều kiện cho thuê lại quyền sử dụng đất để kinh doanh bất động sản là gì? Hợp đồng cho thuê lại này có bắt buộc công chứng không?
Pháp luật
Tải Mẫu Hợp đồng mượn quyền sử dụng đất mới nhất ở đâu? Điều kiện để cho mượn quyền sử dụng đất?
Pháp luật
Hợp tác sản xuất, kinh doanh bằng quyền sử dụng đất có phải là phương thức tăng diện tích đất nông nghiệp trong việc tập trung đất nông nghiệp không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào