Lớp mạ thiếc phải được khách hàng cung cấp những thông tin nào? Mã phân loại lớp mạ thiếc được quy định như thế nào?
Lớp mạ thiếc phải được khách hàng cung cấp những thông tin nào?
Thông tin của lớp mạ thiếc phải được khách hàng cung cấp theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5596:2007 (ISO 2093:1986) cụ thể:
Thông tin mạ phải được khách hàng cung cấp
4.1. Thông tin cần thiết
Thông tin dưới đây phải được khách hàng cung cấp:
a) số hiệu tiêu chuẩn;
b) trạng thái tự nhiên của kim loại nền (xem Điều 5);
c) số chỉ điều kiện sử dụng (xem 7.1) hoặc mã phân loại của điều kiện mạ (xem 7.2);
d) bề mặt quan trọng của chi tiết mạ được chỉ rõ, ví dụ: bằng bản vẽ hoặc cung cấp vật mẫu có đánh dấu thích hợp;
e) phương pháp lấy mẫu được chấp nhận (xem Điều 6);
f) các vị trí không tránh khỏi các khuyết tật và các khuyết tật có thể chấp nhận được (xem 10.1);
g) phương pháp thử bám dính được sử dụng.
4.2. Thông tin bổ sung
Các thông tin bổ sung dưới đây có thể được qui định, ngoài ra, có thể được khách hàng cung cấp:
a) yêu cầu về xử lý nhiệt (xem Điều 8);
b) yêu cầu về kiểm tra độ xốp (xem 10.4);
c) yêu cầu về kiểm tra tính hàn được, các phương pháp và điều kiện kiểm tra được áp dụng (xem 10.5);
d) một vài yêu cầu đặc biệt về lớp mạ lót (xem Điều 9);
e) ví dụ trình bày yêu cầu gia công tinh (xem 10.1);
f) Một số yêu cầu đặc biệt về xử lý sơ bộ;
g) một vài yêu cầu đặc biệt về sự sạch/độ nguyên chất/ độ tinh khiết của lớp phủ (xem lời giới thiệu và Điều 5);
h) một số yêu cầu đặc biệt về đóng gói sản phẩm mạ;
i) Một số vấn đề về mạ đặc biệt.
Theo đó, lớp mạ thiếc phải được khách hàng cung cấp những thông tin sau:
- Thông tin cần thiết
Thông tin dưới đây phải được khách hàng cung cấp:
+ Số hiệu tiêu chuẩn;
+ Trạng thái tự nhiên của kim loại nền (xem Điều 5);
+ Số chỉ điều kiện sử dụng (xem 7.1) hoặc mã phân loại của điều kiện mạ (xem 7.2);
+ Bề mặt quan trọng của chi tiết mạ được chỉ rõ, ví dụ: bằng bản vẽ hoặc cung cấp vật mẫu có đánh dấu thích hợp;
+ Phương pháp lấy mẫu được chấp nhận (xem Điều 6);
+ Các vị trí không tránh khỏi các khuyết tật và các khuyết tật có thể chấp nhận được (xem 10.1);
+ Phương pháp thử bám dính được sử dụng.
- Thông tin bổ sung
Các thông tin bổ sung dưới đây có thể được qui định, ngoài ra, có thể được khách hàng cung cấp:
+ Yêu cầu về xử lý nhiệt (xem Điều 8);
+ Yêu cầu về kiểm tra độ xốp (xem 10.4);
+ yêu cầu về kiểm tra tính hàn được, các phương pháp và điều kiện kiểm tra được áp dụng (xem 10.5);
+ Một vài yêu cầu đặc biệt về lớp mạ lót (xem Điều 9);
+ Ví dụ trình bày yêu cầu gia công tinh (xem 10.1);
+ Một số yêu cầu đặc biệt về xử lý sơ bộ;
+ Một vài yêu cầu đặc biệt về sự sạch/độ nguyên chất/ độ tinh khiết của lớp phủ (xem lời giới thiệu và Điều 5);
+ Một số yêu cầu đặc biệt về đóng gói sản phẩm mạ;
+ Một số vấn đề về mạ đặc biệt.
Lớp mạ thiếc (Hình từ Internet)
Số chỉ điều kiện sử dụng cho lớp mạ thiếc được phân loại như thế nào?
Phân loại số chỉ điều kiện sử dụng cho lớp mạ thiếc theo tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5596:2007 (ISO 2093:1986) cụ thể:
Phân loại
7.1. Số chỉ điều kiện sử dụng
Số chỉ điều kiện sử dụng cho biết các điều kiện sử dụng, được phân loại như sau:
4: rất khắc nghiệt – đối với thiết bị ngoài trời trong điều kiện bị ăn mòn nhanh hoặc tiếp xúc với thức ăn, đồ uống nơi mà toàn bộ lớp mạ thiếc dùng để chống ăn mòn và mài mòn (xem C.1.1).
3: khắc nghiệt – đối với thiết bị ngoài trời ở điều kiện nhiệt độ bình thường.
2: trung bình – đối với thiết bị trong nhà có sự ngưng tụ hơi nước.
1: nhẹ - đối với thiết bị trong nhà ở điều kiện không khí khô hoặc áp dụng cho nơi mà tính hàn là yêu cầu chủ yếu.
CHÚ THÍCH Trong 10.2 chỉ ra mối quan hệ giữa chỉ số điều kiện sử dụng và chiều dày nhỏ nhất.
Khi xác định chỉ số điều kiện sử dụng hoặc mã phân loại lớp mạ nên chú ý rằng thiếc dễ bị hư hỏng trong môi trường có chất mài mòn hoặc nơi có chất hữu cơ (xem C.1.1).
Theo đó, số chỉ điều kiện sử dụng cho lớp mạ thiếc được phân loại như sau: nhẹ, trung bình, khắc nghiệt và rất khắc nghiệt.
Mã phân loại lớp mạ thiếc được quy định như thế nào?
Mã phân loại lớp mạ thiếc quy định ở tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5596:2007 (ISO 2093:1986) cụ thể:
Mã phân loại lớp phủ gồm có 4 phần, một phần hai trong số đó có thể được đánh dấu bằng dấu gạch chéo, như sau:
a /b c d
Trong đó
a gồm các kí hiệu hóa học đại diện cho kim loại nền (hoặc đại diện cho thành phần chính nếu là hợp kim);
b gồm các ký hiệu hóa học đại diện cho lớp mạ lót kim loại (hoặc đại diện cho thành phần chính nếu là hợp kim), theo hình vẽ đối với chiều dầy lớp mạ nhỏ nhất tính bằng milimet hay micromét, và bỏ qua nếu không có lớp mạ lót qui định (xem 4.2 d);
c gồm các ký hiệu hóa học thay thế cho thiếc, Sn, theo hình vẽ đối với chiều dầy nhỏ nhất, tính bằng micromet;
d gồm bề dày đáy, như ký hiệu m nếu lớp phủ mờ, hoặc b nếu lớp mạ bóng hay f nếu lớp mạ nóng chảy;
Ví dụ:
Fe/Ni 2,5 Sn 5 f
Mô tả kim loại nền là gang hoặc thép, chiều dày lớp mạ lót niken là 2,5 μm, chiều dày lớp mạ thiếc là 5 μm và nóng chảy.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Lớp mạ thiếc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính được cấp cho cá nhân có trình độ thế nào? Người có chứng chỉ này được thực hiện những nghiệp vụ nào?
- Mức trợ cấp tai nạn lao động khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1 1 2025 theo Nghị định 143 2024?
- Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cấp kỹ thuật phi công quân sự? Mẫu giấy chứng nhận mới nhất hiện nay?
- Viết đoạn văn nghị luận về ý chí nghị lực chọn lọc hay nhất? Yêu cầu chung cần đạt về năng lực đặc thù của học sinh theo chương trình GDPT 2018 thế nào?
- Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là gì? Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam sẽ bị hạn chế khi nào?