Lựa chọn nơi lấy mẫu nước sông và suối xuyên qua băng đá trong mùa đông dùng để đánh giá đặc tính lý học, hóa học như thế nào?
- Khi thiết kế các chương trình lấy mẫu nước sông và suối dùng để đánh giá đặc tính lý học, hóa học, kế hoạch lấy mẫu ít nhất cần phải xem xét đến các khía cạnh gì?
- Lựa chọn nơi lấy mẫu nước sông và suối xuyên qua băng đá trong mùa đông dùng để đánh giá đặc tính lý học, hóa học như thế nào?
- Chuẩn bị lấy mẫu nước sông và suối dùng để đánh giá đặc tính lý học, hóa học phải sẵn có những thông tin gì?
Khi thiết kế các chương trình lấy mẫu nước sông và suối dùng để đánh giá đặc tính lý học, hóa học, kế hoạch lấy mẫu ít nhất cần phải xem xét đến các khía cạnh gì?
Khi thiết kế các chương trình lấy mẫu nước sông và suối dùng để đánh giá đặc tính lý học, hóa học, kế hoạch lấy mẫu ít nhất cần phải xem xét đến các khía cạnh quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-6:2018 (ISO 5667-6:2014) như sau:
Thiết kế chương trình lấy mẫu
Thông thường, lấy mẫu là bước đầu tiên trong quá trình tiến hành nghiên cứu và nó quyết định chất lượng toàn bộ cuộc điều tra nghiên cứu. Do vậy, khuyến nghị rằng một kế hoạch lấy mẫu chi tiết cần được vạch ra, thường được dựa trên một cuộc điều tra sơ bộ trong đó sự đánh giá ban đầu đã xác định ra các khía cạnh quan trọng. Cả mục đích lấy mẫu và tình hình môi trường quyết định cách thức mà theo đó tiến hành quá trình lấy mẫu. Xem xét dữ liệu về thời gian di chuyển của khối nước giữa hai điểm xác định có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn các địa điểm lấy mẫu theo mục đích của cuộc điều tra. Để thiết kế chương trình lấy mẫu có thể xem các khía cạnh cung trong TCVN 6663-1 (ISO 5667-1).
Kế hoạch lấy mẫu ít nhất cần phải xem xét đến các khía cạnh chung:
Các khía cạnh chung:
a) Mục đích nghiên cứu;
b) Các thông số được phân tích cho từng điểm lấy mẫu;
c) Các phép đo được tiến hành tại điểm lấy mẫu (cùng với quy định kỹ thuật của các phương pháp được sử dụng) như nhiệt độ, oxy hòa tan, độ axit, hoặc phát thải;
d) Tần suất và thời gian lấy mẫu và loại mẫu;
e) Nơi lấy mẫu, số và các địa điểm của các điểm lấy mẫu;
f) Dụng cụ lấy mẫu;
g) Quy trình đảm bảo chất lượng cần tuân theo;
h) Vận chuyển, bảo quản và lưu giữ các mẫu.
Các khía cạnh liên quan đến tình hình môi trường của điểm lấy mẫu:
a) Các khía cạnh an toàn;
b) Các đặc tính thủy văn và sinh thái học của vùng nước được lấy mẫu;
c) Hoàn cảnh tại chỗ như độ sâu của nước, các lớp nước nổi, thảm thực vật, khả năng tiếp cận của địa điểm;
d) Độ sâu lấy mẫu;
e) Thành phần và chất lượng dự đoán của nước được lấy mẫu, có hay không các thứ khác như vật nổi, hoặc các lớp bùn.
Ngoài ra, rất nhiều đặc tính khác có thể ảnh hưởng đến hành vi của các tác nhân ô nhiễm trong các hệ thống sông. Hiểu rõ bản chất các đặc tính này là điều quan trong khi lập kế hoạch và tiến hành chương trình lấy mẫu sông. Các yếu tố quan trọng bao gồm nhiệt độ, độ đục, độ sâu, tốc độ dòng chảy, dòng chảy nhiễu loạn, độ dốc, thay đổi hướng dòng chảy và mặt cắt, và bản chất của đáy sông.
Những yếu tố này rất liên quan lẫn nhau và khó để cho rằng từng yếu tố là quan trọng nhiều hay quan trọng ít. Ví dụ, độ dốc và sự gồ ghề của lòng suối ảnh hưởng đến cả độ sâu và tốc độ dòng chảy, cả hai yếu tố này lại kiểm soát sự nhiễu loạn dòng chảy, về phía mình, sự nhiễu loạn dòng chảy lại ảnh hưởng đến tốc độ hòa trộn nước thải và các dòng phụ lưu, sục khí, lắng cặn hoặc xối sạch chất rắn, sự phát triển của các dạng sinh học gắn kèm và tốc độ làm sạch tự nhiên. Thêm vào đó các quá trình sinh học và hóa học có thể xảy ra, ví dụ quang hợp, hô hấp, và các ảnh hưởng chuyển hóa.
Các vấn đề lấy mẫu thực tế, như sự tiếp cận, có thể làm điểm lấy mẫu lý tưởng trở nên không khả thi. Điều cơ bản là mọi thay đổi theo điểm lấy mẫu đã được ấn định trên mặt đất cần được thảo luận và đồng ý với người lập chương trình lấy mẫu ban đầu. Kết quả của các thảo luận cần được ghi vào hồ sơ điểm lấy mẫu, trong đó gồm các ghi chép về hướng của nơi lấy mẫu, chi tiết về địa điểm của điểm lấy mẫu, phương pháp lấy mẫu và các chi tiết đặc thù (ví dụ, các vấn đề cơ bản được yêu cầu, vấn đề an toàn và sức khỏe), cần phân biệt giữa các điểm lấy mẫu tương đương có thể được sử dụng nếu, ví dụ các điều kiện của sông thay đổi. Chương trình lấy mẫu cũng phải quy định loại lấy mẫu được tiến hành, ví dụ độ sâu để lấy mẫu.
Như vậy, thông thường, lấy mẫu là bước đầu tiên trong quá trình tiến hành nghiên cứu và nó quyết định chất lượng toàn bộ cuộc điều tra nghiên cứu.
Do vậy, khuyến nghị rằng một kế hoạch lấy mẫu chi tiết cần được vạch ra, thường được dựa trên một cuộc điều tra sơ bộ trong đó sự đánh giá ban đầu đã xác định ra các khía cạnh quan trọng.
Cả mục đích lấy mẫu và tình hình môi trường quyết định cách thức mà theo đó tiến hành quá trình lấy mẫu. Xem xét dữ liệu về thời gian di chuyển của khối nước giữa hai điểm xác định có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn các địa điểm lấy mẫu theo mục đích của cuộc điều tra.
Kế hoạch lấy mẫu nước sông và suối dùng để đánh giá đặc tính lý học, hóa học, ít nhất cần phải xem xét đến các khía cạnh chung cụ thể trên.
Lấy mẫu nước sông và suối dùng để đánh giá đặc tính lý học, hóa học (Hình từ Internet)
Lựa chọn nơi lấy mẫu nước sông và suối xuyên qua băng đá trong mùa đông dùng để đánh giá đặc tính lý học, hóa học như thế nào?
Lựa chọn nơi lấy mẫu nước sông và suối xuyên qua băng đá trong mùa đông dùng để đánh giá đặc tính lý học, hóa học theo quy định tại tiết 5.1.1 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-6:2018 (ISO 5667-6:2014) như sau:
Địa điểm lấy mẫu
5.1 Lựa chọn điểm lây mẫu
5.1.1 Lựa chọn nơi lấy mẫu
Khi lựa chọn chính xác điểm mà từ đó mẫu cần lấy, nói chung là liên quan đến hai khía cạnh sau:
a) Lựa chọn nơi lấy mẫu (nghĩa là địa điểm của mặt cắt lấy mẫu nằm trong lưu vực sông, sông hoặc suối);
b) Xác định ra điểm chính xác tại nơi lấy mẫu.
Mục đích lấy mẫu luôn xác định ra nơi lấy mẫu (như trường hợp xác định chất lượng của một dòng nước thải), nhưng đôi khi mục đích đó chỉ dẫn đến một ý tưởng chung về nơi lấy mẫu, như đặc tính của chất lượng nước trong một lưu vực sông. Khi có thể, các địa điểm nơi lấy mẫu cần phải được xác định ra bằng lưới tọa độ quy chiếu phù hợp với hệ thống lưới tọa độ quốc tế trong ISO 19112:2003
Lựa chọn nơi lấy mẫu cho các trạm lấy mẫu riêng biệt thường là tương đối dễ. Ví dụ, có thể chọn một cái cầu thông thường để sử dụng làm một trạm quan trắc số liệu nền chất lượng nước , hoặc cho phép ở phía trên một điểm xả nước thải hoặc dưới một nhánh sông để cho nước được hòa trộn đều trước khi đến trạm, cần cố định các trạm quan trắc điểm lấy nước cấp trong những giới hạn hẹp (nghĩa là ở ngay sát điểm hút nước lên)
Trong những vùng mà sông nhận nước chỉ theo mùa mưa, và vùng này trong một thời gian dài không có mưa, thể tích nước và dòng chảy của sông có thể thay đổi rất mạnh, phải lựa chọn các điểm thường xuyên lấy mẫu sao cho các nơi đó vẫn đảm bảo phù hợp cho việc lấy mẫu cả trong thời kỳ dòng chảy lớn nhất và nhỏ nhất.
Khi cần tiến hành lấy mẫu xuyên qua băng đá trong mùa đông, phải chọn nơi lấy mẫu gần với nơi được dùng để lấy mẫu trong các mùa khác của năm. Nếu tiến hành lấy mẫu gần cầu, nơi lấy mẫu đó phải là nơi nằm đủ xa về phía trên cầu để tránh sự nhiễm bẩn bụi và cát từ đường đi. Khi có thể cần trao đổi với người lập trình chương trình lấy mẫu mọi sai lệch so với điểm lấy mẫu thường ngày hoặc tọa độ lấy mẫu đã cho và cần được nêu chi tiết như là một phần trong bộ dữ liệu và được ghi lại cùng với các kết quả phân tích và cùng với các tọa độ mới khi có thể.
...
Theo đó, khi lựa chọn chính xác điểm mà từ đó mẫu cần lấy, nói chung là liên quan đến hai khía cạnh sau:
- Lựa chọn nơi lấy mẫu (nghĩa là địa điểm của mặt cắt lấy mẫu nằm trong lưu vực sông, sông hoặc suối);
- Xác định ra điểm chính xác tại nơi lấy mẫu.
Khi cần tiến hành lấy mẫu xuyên qua băng đá trong mùa đông, phải chọn nơi lấy mẫu gần với nơi được dùng để lấy mẫu trong các mùa khác của năm. Nếu tiến hành lấy mẫu gần cầu, nơi lấy mẫu đó phải là nơi nằm đủ xa về phía trên cầu để tránh sự nhiễm bẩn bụi và cát từ đường đi.
Khi có thể cần trao đổi với người lập trình chương trình lấy mẫu mọi sai lệch so với điểm lấy mẫu thường ngày hoặc tọa độ lấy mẫu đã cho và cần được nêu chi tiết như là một phần trong bộ dữ liệu và được ghi lại cùng với các kết quả phân tích và cùng với các tọa độ mới khi có thể.
Chuẩn bị lấy mẫu nước sông và suối dùng để đánh giá đặc tính lý học, hóa học phải sẵn có những thông tin gì?
Chuẩn bị lấy mẫu nước sông và suối dùng để đánh giá đặc tính lý học, hóa học phải sẵn có những thông tin theo quy định tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-6:2018 (ISO 5667-6:2014) như sau:
Chuẩn bị lấy mẫu
Lấy mẫu nước sông thường liên quan đến công việc trong các khu vực tương đối xa và hẻo lánh trong phần lớn thời gian của ngày, vì vậy hơn bao giờ hết, làm việc đơn lẻ một mình cần phải tránh nếu có thể và nên ưu tiên làm việc theo nhóm, mặc dù là chi phí lớn hơn. Vì thế, những người lấy mẫu và phương tiện vận chuyển của họ phải độc lập, và tất cả nhân viên lấy mẫu phải được huấn luyện đầy đủ và nhận được các hướng dẫn lấy mẫu rõ ràng. Những hướng dẫn này có thể ở dạng thư mục hoặc sổ tay hướng dẫn lấy mẫu trong đó ghi chi tiết của từng nơi lấy mẫu gồm cả thông tin về mọi nét đặc biệt của nơi lấy mẫu (ví dụ như những người giữ vai trò chủ chốt, các lưu ý về an toàn). Găng tay bảo hộ phải có sẵn để người lấy mẫu sử dụng để phòng tránh nhiễm bẩn (xem 12.1).
Ít nhất, các thông tin đây cần phải sẵn có:
a) Mô tả chính xác về điểm lấy mẫu và tài liệu về điểm lấy mẫu;
b) Loại mẫu được yêu cầu;
c) Kỹ thuật lấy mẫu được áp dụng và biên bản;
d) Thông tin về mẫu con, nếu cần thiết, ví dụ chai đựng mẫu, cái lọc, bảo quản hoặc mọi phép đo tại hiện trường, v.v...
e) Tuần tự rót nạp mẫu vào các chai lọ đựng mẫu, ở một số điều kiện điều này có thể là quan trọng, ví dụ để giảm thiểu nhiễm bẩn mẫu.
Nếu cần thiết, cần phải cung cấp nơi bảo quản đối với dụng cụ lấy mẫu và bình chứa sạch. Phải luôn sẵn có các phương tiện để đảm bảo rằng tất cả dụng cụ lấy mẫu có thể được giữ sạch sẽ. Điều quan trọng cần phải chú ý là luôn luôn tránh làm nhiễm bẩn.
Bình chứa mới hoặc đã được làm sạch phải không được cất giữ gần các bình chứa các tác nhân bảo quản.
Lưu ý nhiều đến việc cất giữ thiết bị dụng cụ lấy mẫu tại điểm cất giữ xe của xe lấy mẫu (xem 11.2). Cần có sẵn trong xe một thiết bị làm mát có khả năng bảo quản mẫu ở nhiệt độ (5 ± 3) °C để vận chuyển. Chú ý khi vận chuyển: xe cần được lắp các giá để giữ thiết bị và để phòng ngừa mọi dịch chuyển có thể gây ra đổ vỡ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các chai lọ thủy tinh, lọ đựng chất bảo quản và các dụng cụ đo cầm tay.
Như vậy, lấy mẫu nước sông thường liên quan đến công việc trong các khu vực tương đối xa và hẻo lánh trong phần lớn thời gian của ngày, vì vậy hơn bao giờ hết, làm việc đơn lẻ một mình cần phải tránh nếu có thể và nên ưu tiên làm việc theo nhóm, mặc dù là chi phí lớn hơn.
Vì thế, những người lấy mẫu và phương tiện vận chuyển của họ phải độc lập, và tất cả nhân viên lấy mẫu phải được huấn luyện đầy đủ và nhận được các hướng dẫn lấy mẫu rõ ràng. Những hướng dẫn này có thể ở dạng thư mục hoặc sổ tay hướng dẫn lấy mẫu trong đó ghi chi tiết của từng nơi lấy mẫu gồm cả thông tin về mọi nét đặc biệt của nơi lấy mẫu (ví dụ như những người giữ vai trò chủ chốt, các lưu ý về an toàn).
Găng tay bảo hộ phải có sẵn để người lấy mẫu sử dụng để phòng tránh nhiễm bẩn (xem 12.1).
Ít nhất, các thông tin đây cần phải sẵn có được quy định cụ thể trên.
Lưu ý: Tiêu chuẩn này không áp dụng để lấy mẫu nước ở cửa sông hoặc ven bờ biển và cũng có thể áp dụng để lấy mẫu vi sinh vật.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho nghiên cứu cặn lắng, chất rắn lơ lửng hoặc sinh cảnh, cũng không áp dụng cho các quãng sông hoặc suối được đắp đập ngăn lại. Tiêu chuẩn này cũng không áp dụng cho lấy mẫu thụ động nước mặt [xem TCVN 6663-23 (ISO 5667-23)].
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chất lượng nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân không? Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai?
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?