Luân chuyển công chức lãnh đạo tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp có buộc phải thực hiện đồng thời với việc xem xét bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo hay không?
- Kế hoạch luân chuyển công chức lãnh đạo tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp bao gồm những nội dung gì?
- Luân chuyển công chức lãnh đạo có buộc phải thực hiện đồng thời với việc xem xét bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo hay không?
- Căn cứ bố trí sử dụng công chức sau luân chuyển được thực hiện dựa trên những cơ sở nào?
Kế hoạch luân chuyển công chức lãnh đạo tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 31 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái công chức, viên chức của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 328/QĐ-BTP năm 2018 quy định về việc xây dựng, ban hành Kế hoạch luân chuyển công chức như sau:
Xây dựng, ban hành Kế hoạch luân chuyển
1. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày quy hoạch lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng các giai đoạn của đơn vị được phê duyệt, căn cứ yêu cầu công tác, năng lực, sở trường, đào tạo, bồi dưỡng và đối tượng luân chuyển theo quy định tại Điều 28 Quy chế này, Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ phối hợp với cấp ủy đơn vị thực hiện xây dựng, ban hành kế hoạch luân chuyển như quy trình xây dựng, ban hành kế hoạch Điều động công chức, viên chức quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 21 Quy chế.
2. Kế hoạch luân chuyển phải có các nội dung sau đây:
a) Các thông tin liên quan đến công chức, viên chức sẽ được luân chuyển (họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; đơn vị công tác; chức danh quy hoạch; thời điểm bắt đầu quy hoạch...);
b) Mục đích, nhu cầu luân chuyển;
c) Tên đơn vị dự kiến luân chuyển đến, vị trí chức vụ lãnh đạo dự kiến đảm nhiệm;
d) Thời hạn luân chuyển;
đ) Dự kiến bố trí, sử dụng công chức, viên chức sau luân chuyển;
e) Chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức luân chuyển.
...
Như vậy, kế hoạch luân chuyển công chức bao gồm các nội dung sau đây:
(1) Các thông tin liên quan đến công chức sẽ được luân chuyển;
(2) Mục đích, nhu cầu luân chuyển;
(3) Tên đơn vị dự kiến luân chuyển đến, vị trí chức vụ lãnh đạo dự kiến đảm nhiệm;
(4) Thời hạn luân chuyển;
(5) Dự kiến bố trí, sử dụng công chức, viên chức sau luân chuyển;
(6) Chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức luân chuyển.
Kế hoạch luân chuyển công chức lãnh đạo tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp bao gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Luân chuyển công chức lãnh đạo có buộc phải thực hiện đồng thời với việc xem xét bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 32 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái công chức, viên chức của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 328/QĐ-BTP năm 2018 quy định về quy trình luân chuyển công chức như sau:
Quy trình luân chuyển
...
2. Đối với việc luân chuyển từ đơn vị thuộc Bộ sang các Bộ, ngành khác hoặc địa phương
a) Vụ Tổ chức cán bộ giúp Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ thực hiện việc trao đổi, thống nhất trong nội bộ về chủ trương, phương án luân chuyển tương tự như quy trình điều động công chức, viên chức quy định tại Khoản 3 Điều 21 Quy chế này.
b) Tùy từng trường hợp, Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng giao đại diện Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ hoặc Vụ Tổ chức cán bộ làm việc với các Bộ, ngành khác hoặc địa phương để thống nhất chủ trương, phương án và lấy ý kiến bằng văn bản trước khi thực hiện luân chuyển.
c) Trên cơ sở kết quả làm việc và ý kiến của các Bộ, ngành khác hoặc địa phương, Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng quyết định luân chuyển.
3. Việc luân chuyển công chức, viên chức lãnh đạo phải được thực hiện đồng thời với quy trình xem xét bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo theo quy định của pháp luật và Quy chế này. Thời hạn giữ chức vụ lãnh đạo mới được tính từ ngày được bổ nhiệm mới.
4. Đối với trường hợp công chức, viên chức được luân chuyển thuộc thẩm quyền quyết định của thủ trưởng đơn vị nhưng chức danh lãnh đạo mà công chức, viên chức hiện giữ thuộc thẩm quyền quyết định quy hoạch của cấp trên thì khi thực hiện luân chuyển phải gửi 01 bản lên cấp có thẩm quyền quyết định quy hoạch để quản lý, theo dõi.
Như vậy, theo quy định thì việc luân chuyển công chức lãnh đạo phải được thực hiện đồng thời với quy trình xem xét bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo theo quy định của pháp luật và Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái công chức, viên chức của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 328/QĐ-BTP năm 2018.
Căn cứ bố trí sử dụng công chức sau luân chuyển được thực hiện dựa trên những cơ sở nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 37 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái công chức, viên chức của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 328/QĐ-BTP năm 2018 quy định về bố trí, sử dụng công chức, viên chức sau luân chuyển như sau:
Bố trí, sử dụng công chức, viên chức sau luân chuyển
1. Căn cứ bố trí, sử dụng
Việc bố trí, sử dụng công chức, viên chức sau luân chuyển được căn cứ trên các cơ sở sau:
- Dự kiến phương án bố trí nhân sự theo kế hoạch luân chuyển đã được phê duyệt;
- Nhận xét, đánh giá về kết quả công tác trong thời gian luân chuyển;
- Tình hình thực tế của đơn vị trước khi luân chuyển tại thời điểm bố trí công việc cho cán bộ luân chuyển.
2. Bố trí, sử dụng công chức, viên chức sau luân chuyển
a) Khi hết thời gian luân chuyển, công chức, viên chức có thể được xem xét, bổ nhiệm ở chức vụ cao hơn hoặc tương đương với chức vụ trước khi luân chuyển. Riêng công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ luân chuyển thì không bố trí ở chức vụ cao hơn so với chức vụ trước khi luân chuyển.
b) Trong thời gian luân chuyển, nếu công chức, viên chức vi phạm kỷ luật thì bị xử lý theo các quy định của Đảng và Nhà nước.
Như vậy, việc bố trí sử dụng công chức sau luân chuyển được căn cứ trên các cơ sở sau:
(1) Dự kiến phương án bố trí nhân sự theo kế hoạch luân chuyển đã được phê duyệt;
(2) Nhận xét, đánh giá về kết quả công tác trong thời gian luân chuyển;
(3) Tình hình thực tế của đơn vị trước khi luân chuyển tại thời điểm bố trí công việc cho cán bộ luân chuyển.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Luân chuyển công chức có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?