Luật sư có phải tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ không? Trường hợp không tham gia có bị xử phạt?
- Luật sư có phải tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ không?
- Trường hợp luật sư không tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ thì có bị xử phạt?
- Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp có quyền xử phạt luật sư không tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ không?
Luật sư có phải tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ không?
Theo khoản 2 Điều 21 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 và khoản 37 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) quy định về các nghĩa vụ của luật sư như sau:
Quyền, nghĩa vụ của luật sư
...
2. Luật sư có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư quy định tại Điều 5 của Luật này;
b) Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, tôn trọng người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề;
c) Tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu;
d) Thực hiện trợ giúp pháp lý;
đ) Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ;
e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
Bên cạnh đó, theo Điều 4 Nghị định 123/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư
Luật sư có nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 21 của Luật luật sư.
Bộ Tư pháp quy định đối tượng, thời gian, hình thức, nội dung bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ; hình thức xử lý đối với luật sư vi phạm nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ.
Như vậy, luật sư có nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.
Trường hợp luật sư không tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ thì có bị xử phạt?
Theo điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với luật sư không tham gia nghĩa vụ về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ như sau:
Hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động hành nghề luật sư
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không tham gia hoặc tham gia không đầy đủ nghĩa vụ bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ;
b) Thông báo không đúng thời hạn cho Đoàn luật sư về việc đăng ký hành nghề, thay đổi nội dung đăng ký hành nghề.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Thông báo không đầy đủ cho khách hàng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm nghề nghiệp của mình trong việc thực hiện dịch vụ pháp lý;
b) Không đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hành nghề với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc không thông báo cho Đoàn luật sư về việc đăng ký hành nghề, thay đổi nội dung đăng ký hành nghề.
...
Như vậy, trường hợp luật sư không tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Lưu ý: Theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều này. Trường hợp tổ chức cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Luật sư không tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ (Hình từ Internet)
Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp có quyền xử phạt luật sư không tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ không?
Theo điểm b khoản 2 Điều 88 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 Điều 6 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Ngoài ra, theo điểm b khoản 5 Điều 84 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra
...
5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 21.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 28.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;
...
Theo đó, mức xử phạt hành chính tối đa mà Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp được quyền xử phạt là 35.000.000 đồng (cao hơn mức xử phạt tối đa có thể áp dụng nếu luật sư không tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ).
Do vậy, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp có quyền xử phạt luật sư không tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ.
Lưu ý: Theo khoản 6 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương VIII Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Luật sư có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?