Luật sư trợ giúp pháp lý trong vụ án dân sự được nhận thù lao dựa trên thời gian tham gia phiên tòa do ai xác nhận?
Thời gian theo buổi làm việc của luật sư trợ giúp pháp lý được xác định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 02/2021/TT-BTP quy định về thời gian theo buổi làm việc thực tế như sau:
- Thời gian theo buổi làm việc thực tế (1/2 ngày làm việc) được áp dụng đối với các vụ việc trợ giúp pháp lý theo hình thức tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng do người thực hiện trợ giúp pháp lý lựa chọn để làm căn cứ chi trả thù lao, bồi dưỡng thực hiện vụ việc.
- Một buổi làm việc thực tế được tính trên cơ sở 04 giờ làm việc. Trường hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý làm việc không đủ 04 giờ thì tính như sau:
+ Tính thành ½ buổi làm việc nếu số giờ làm việc lẻ không đủ 03 giờ;
+ Tính thành 01 buổi làm việc nếu số giờ làm việc lẻ từ đủ 03 giờ trở lên.
- Khi áp dụng cách tính thời gian theo buổi làm việc thực tế, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải kê các công việc và thời gian thực hiện các công việc vào Bảng kê thời gian thực tế theo Mẫu TP-TGPL-01 ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BTP.
Luật sư trợ giúp pháp lý trong vụ án dân sự được nhận thù lao dựa trên thời gian tham gia phiên tòa do ai xác nhận?
Căn cứ để xác định thời gian thực hiện trợ giúp pháp lý đối với vụ việc mà luật sư phải tham gia tố tụng dân sự là gì?
Khoản 1 Điều 5 Thông tư 02/2021/TT-BTP quy định về căn cứ để tính thời gian thực hiện trợ giúp pháp lý đối với vụ việc tham gia tố tụng dân sự gồm:
- Làm việc với người được trợ giúp pháp lý, những người có liên quan để xác định quan hệ pháp luật tranh chấp; đánh giá các điều kiện khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; tư vấn hướng dẫn viết đơn khởi kiện, đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đơn phản tố; đơn yêu cầu độc lập, cung cấp chứng cứ cho tòa án; hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện hoặc các công việc khác trong giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án;
- Làm việc với người được trợ giúp pháp lý, các đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về nguồn gốc, nội dung tranh chấp, chứng cứ chứng minh hoặc các công việc khác trong giai đoạn chuẩn bị xét xử;
- Tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ; xác minh, thu thập, đánh giá tài liệu, đồ vật, chứng cứ cần thiết liên quan;
- Tham gia lấy lời khai của đương sự, người làm chứng, những người có liên quan khác; tham gia các hoạt động thẩm định, định giá tài sản và thực hiện các công việc tham gia tố tụng khác theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng;
- Tham gia hòa giải theo quy định của pháp luật;
- Làm việc với người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng theo các giai đoạn tố tụng;
- Gặp gỡ với đương sự, người làm chứng và những người tham gia tố tụng khác về những nội dung khác có liên quan;
- Nghiên cứu hồ sơ, sao chụp và chuẩn bị tài liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng hoặc tại Trung tâm, Chi nhánh, tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Chuẩn bị luận cứ bảo vệ;
- Tham gia phiên tòa hoặc phiên họp giải quyết việc dân sự. Trường hợp người thực hiện trợ giúp pháp lý đến tham gia phiên tòa nhưng phiên toà hoãn xử không phải do yêu cầu của người thực hiện trợ giúp pháp lý và không được báo trước thì tính thời gian người thực hiện trợ giúp pháp lý làm việc với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng về nội dung liên quan đến hoãn phiên tòa;
- Thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm, thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm;
- Thực hiện các công việc hợp lý khác theo quy định của pháp luật để phục vụ việc bảo vệ.
Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý trong tố tụng dân sự thì được xác nhận bởi đơn vị nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 02/2021/TT-BTP quy định về thời gian làm việc của người thực hiện trợ giúp pháp lý phải được các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân xác nhận như sau:
- Người làm việc trực tiếp với người thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc do Trung tâm, Chi nhánh; tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý xác nhận thời gian thực hiện các công việc sau:
+ Làm việc với người được trợ giúp pháp lý, những người có liên quan để xác định quan hệ pháp luật tranh chấp; đánh giá các điều kiện khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; tư vấn hướng dẫn viết đơn khởi kiện, đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đơn phản tố; đơn yêu cầu độc lập, cung cấp chứng cứ cho tòa án; hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện hoặc các công việc khác trong giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án;
+ Làm việc với người được trợ giúp pháp lý, các đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về nguồn gốc, nội dung tranh chấp, chứng cứ chứng minh hoặc các công việc khác trong giai đoạn chuẩn bị xét xử.
- Thời gian tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ do người được phân công giải quyết vụ án xác nhận;
- Thời gian xác minh, thu thập, đánh giá tài liệu, đồ vật, chứng cứ cần thiết có liên quan đến việc kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, xác minh, thu thập, đánh giá tài liệu, đồ vật, chứng cứ cần thiết liên quan do cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi người thực hiện trợ giúp pháp lý đến xác minh, thu thập chứng cứ xác nhận;
- Thời gian tham gia lấy lời khai của đương sự, người làm chứng, những người có liên quan khác do những người này xác nhận hoặc do người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng xác nhận; thời gian tham gia các hoạt động thẩm định, định giá tài sản và thực hiện các công việc tham gia tố tụng khác theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng do cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi có tài sản được thẩm định, định giá hoặc do cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng xác nhận;
- Thời gian thực hiện các hoạt động tham gia hòa giả, tham gia phiên tòa hoặc phiên họp giải quyết việc dân sự do Thẩm phán hoặc Thư ký phiên tòa, Thư ký phiên hòa giải xác nhận;
- Thời gian làm việc với người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng theo các giai đoạn tố tụng do cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng xác nhận;
- Thời gian gặp gỡ với đương sự, người làm chứng và những người tham gia tố tụng khác về những nội dung khác có liên quan do người làm việc trực tiếp với người thực hiện trợ giúp pháp lý xác nhận;
- Thời gian nghiên cứu hồ sơ, sao chụp và chuẩn bị tài liệu tại cơ quan tiến hành tố tụng hoặc tại Trung tâm, Chi nhánh, tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý do người được phân công giải quyết vụ án hoặc Trung tâm, Chi nhánh, tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý xác nhận;
- Trung tâm hoặc Chi nhánh hoặc tổ chức ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý xác nhận thời gian thực hiện các hoạt động sau:
+ Chuẩn bị luận cứ bảo vệ;
+ Thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm, thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm;
+ Thực hiện các công việc hợp lý khác theo quy định của pháp luật để phục vụ việc bảo vệ.
Như vậy, thời gian tham gia phiên tòa dân sự của luật sư khi trợ giúp pháp lý được Thẩm phán hoặc Thư ký phiên tòa xác nhận, từ đó làm căn cứ chi trả thù lao và bồi dưỡng thực hiện vụ việc.
Tô Nguyễn Thu Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trợ giúp pháp lý có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?
- Người lao động có được bồi dưỡng bằng hiện vật khi làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm không?
- Anh em họ hàng xa có yêu nhau được không? Anh em họ hàng xa yêu nhau có vi phạm pháp luật không?