Mã ngành kinh tế của sản xuất xi măng là bao nhiêu? Muốn mở doanh nghiệp tư nhân sản xuất xi măng thì cần những giấy tờ nào?
Mã ngành kinh tế của sản xuất xi măng là bao nhiêu?
Mã ngành kinh tế của sản xuất xi măng được quy định tại STT 23 Phần C Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg như sau:
2394: Sản xuất xi măng, vôi và thạch cao
Nhóm này gồm:
- Sản xuất clanh ke và xi măng cứng trong nước, bao gồm xi măng pooc lăng, xi măng alumin, xi măng xỉ và xi măng supe phốt phát;
- Sản xuất vôi nhanh, vôi tôi, vôi ngâm trong nước;
- Sản xuất dolomit can xi;
- Sản xuất vữa từ thạch cao hoặc sun phát can xi.
Loại trừ:
- Sản xuất hồ, bê tông chịu lửa được phân vào nhóm 23910 (Sản xuất sản phẩm chịu lửa);
- Sản xuất các sản phẩm từ xi măng được phân vào nhóm 23950 (Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ bê tông, xi măng và thạch cao);
- Sản xuất các sản phẩm từ thạch cao được phân vào nhóm 23950 (Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ bê tông, xi măng và thạch cao);
- Sản xuất bê tông đúc sẵn và bê tông hỗn hợp khô và vữa được phân vào nhóm 23950 (Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ bê tông, xi măng và thạch cao);
- Sản xuất xi măng dùng cho nghề chữa răng được phân vào nhóm 32501 (Sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa).
23941: Sản xuất xi măng
Nhóm này gồm: Sản xuất clanh ke và xi măng cứng trong nước, bao gồm xi măng pooc lăng, xi măng alumin, xi măng xỉ và xi măng supe phôt phát.
…
Như vậy, theo quy định trên thì mã ngành kinh tế của sản xuất xi măng là 23941.
Mã ngành kinh tế của sản xuất xi măng là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Muốn mở doanh nghiệp tư nhân sản xuất xi măng thì cần những giấy tờ nào?
Muốn mở doanh nghiệp tư nhân sản xuất xi măng thì cần những giấy tờ được quy định như thế nào?
Tại Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
2. Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
Theo đó tại Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp như sau:
Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
1. Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có đủ giấy tờ theo quy định tại Nghị định này;
b) Tên doanh nghiệp đã được điền vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
c) Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
d) Đã nộp đủ phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
3. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
4. Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản đã được số hóa trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
...
Như vậy, để đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân sản xuất xi măng cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân như chứng minh nhân dân; căn cước công dân
- Sau đó, nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp của bạn đặt trụ sở chính, nhận giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ từ Phòng Đăng ký kinh doanh và chờ kết quả giải quyết.
Tên doanh nghiệp tư nhân sản xuất xi măng phải đặt theo thứ tự như thế nào?
Tên doanh nghiệp tư nhân sản xuất xi măng phải đặt theo thứ tự được quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Tên doanh nghiệp
1. Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
a) Loại hình doanh nghiệp;
b) Tên riêng.
2. Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.
3. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
4. Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
5. Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 38, 39 và 41 của Luật này, Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp.
Như vậy, theo quy định trên thì tên doanh nghiệp tư nhân sản xuất xi măng phải đặt theo thứ tự như sau: Doanh nghiệp tư nhân và tên riêng.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Doanh nghiệp tư nhân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quản lý? Cách viết bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quản lý chi tiết?
- Thời điểm công khai dự toán ngân sách nhà nước được quy định như thế nào? Hình thức công khai dự toán ngân sách nhà nước là gì?
- Có được cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất đối với người có đất vắng mặt tại địa phương?
- Cyber Monday là ngày gì? Cyber Monday 2024 ngày nào, thứ mấy? Ngày 2 tháng 12 năm 2024 dương lịch là ngày mấy âm?
- Trụ sở của người nộp thuế ở đâu? Chỉ được kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế 01 lần trong 01 năm trong trường hợp nào?